Theo một nghiên cứu gần đây của hãng tư vấn quản lý chiến lược Boston Consulting Group (BCG), Đông Nam Á và Ấn Độ được chọn là một trong những địa điểm hàng đầu được lựa chọn để mở rộng hoạt động của các nhà sản xuất Mỹ vốn đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động sản xuất ngoài Trung Quốc.
Hơn 90% các nhà sản xuất Bắc Mỹ được khảo sát, cho biết họ đã chuyển một số cơ sở sản xuất và tìm nguồn cung ứng từ Trung Quốc sang các quốc gia khác nhau trong 5 năm qua và sẽ tiếp tục làm như vậy trong 5 năm tới.
Các điểm đến cạnh tranh nhất mà họ xem xét mở rộng bao gồm Ấn Độ và Đông Nam Á, cũng như Mexico, nơi BCG cho biết đang “nhanh chóng nổi lên như những cường quốc sản xuất xuất khẩu trong tương lai” nhờ cơ cấu chi phí cạnh tranh, lực lượng lao động mạnh mẽ và khả năng của các ngành, thị trường khác nhau ở cả 3 khu vực này.
Ấn Độ, quốc gia sở hữu thị trường nội địa khổng lồ cũng tạo thêm động lực cho các nhà sản xuất nước ngoài thâm nhập vào tiểu lục địa. Theo báo cáo của BCG, “những bất ổn về địa chính trị và mức thuế cao của Mỹ đang thúc đẩy sự dịch chuyển đáng kể khỏi Trung Quốc với tư cách là nền tảng xuất khẩu chính cho thị trường Mỹ trong nhiều lĩnh vực công nghiệp”.
Việc cải tổ chuỗi cung ứng là một xu hướng đang diễn ra. Trích dẫn dữ liệu thương mại, hãng BCG lưu ý hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm 10% trong giai đoạn 2018-2022, nhưng lại tăng từ Ấn Độ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần lượt là 44% và 65% trong cùng kỳ.
Trong khi sự thay đổi sản xuất chủ yếu được thúc đẩy bởi mong muốn giảm chi phí. Khảo sát của BCG, cho thấy các nhà sản xuất Mỹ cũng sẵn sàng trả thêm tiền để giữ cho chuỗi cung ứng có khả năng phục hồi sau hàng loạt gián đoạn trong thương mại quốc tế gần đây.
Khảo sát cũng phát hiện ra rằng các công ty sẵn sàng từ bỏ trung bình 2% tỷ suất lợi nhuận gộp của mình để hoạt động trong một môi trường có thời gian thực hiện ngắn hơn, độ ổn định cao hơn, kinh doanh dễ dàng hơn và cơ sở hạ tầng hậu cần tốt hơn.
Theo kinh nghiệm của BCG, việc chuyển đổi dấu chân thành công có thể cải thiện khả năng phục hồi cũng như tính bền vững của các doanh nghiệp, đồng thời giúp giảm bớt chi phí sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu từ 20% đến 50%.
Nguồn: https://thuongtruong.com.vn/news/dong-nam-a-va-an-do-dang-tro-thanh-cuong-quoc-san-xuat-xuat-khau-cua-the-gioi-109747.html