Mặc dù thời tiết năm nay thuận lợi, những đợi gió lạnh tràn về thành phố nhẹ nhàng, không quá khắc nghiệt, giá buốt như năm trước, cúc họa mi vẫn vào mùa chậm hơn một tuần so với dự kiến. Được ươm mầm từ tháng 5, 6 (âm lịch), sau nửa năm dưới bàn tay chăm sóc của người trồng, cánh hoa li ti bung nở, vươn mình tỏa hương như món quà đặc biệt mà mảnh đất này thân tặng những ai ghé thăm mỗi độ đông về. Từ một loài cây dại, sắc trắng tinh khôi kiêu hãnh trở thành hình ảnh thân thương trong lòng người dân thủ đô, làm biết bao trái tim mong chờ, ngóng đợi mùa hoa những ngày cuối tháng 11.

Đông về theo cánh cúc họa mi - Ảnh 1

Hàng nghìn người tranh thủ ghi lại khoảnh khắc đầu đông bên cúc họa mi.

Cúc họa mi nhanh đến và cũng nhanh đi. Làng hoa Nhật Tân, Tây Tựu bao phủ bởi sắc trắng chỉ trong khoảng ba tuần. Từng dòng người vội vàng đổ xô đến đây để vui chơi, ngắm cảnh, chụp hình kỷ niệm mùa hoa năm nay, nhớ về những mùa hoa của năm cũ. Từ người già, các chị trung niên đến lớp trẻ, ai ai cũng say đắm trước vẻ đẹp tinh khôi của loài hoa nhỏ bé này. Những chiếc xe chở cúc họa mi trên đường phố tập nập khiến người qua đường .

Nắm lấy cơ hội này, rất nhiều chủ vườn hoa đã có những hình thức kinh doanh phục vụ khách tới chụp ảnh, thu hút cả nghìn lượt người mỗi ngày như cho thuê trang phục, trang điểm làm tóc, trông giữ xe, gửi đồ...  Các trang phục như áo dài, hanbook có giá thuê dao động từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/ bộ, trang điểm và làm tóc có giá 200.000 đồng một mặt và trông đồ thuê là 20.000 đồng một lượt gửi. Giá vé vào vườn giao động từ 40 – 70 nghìn đồng/ tùy vườn, so với năm ngoái tăng 20.000 đồng.

Đông về theo cánh cúc họa mi - Ảnh 2Cúc họa mi khoe sắc đầu đông.

Ước tính doanh thu một ngày nhà vườn có thể lên đến 5.000.000 – 10.000.000 đồng từ việc bán vé cho khách vào chụp ảnh. Nếu tính thêm các dịch vụ khác như ăn uống, cho thuê trang phục và trang điểm, chụp ảnh thì số tiền thu về tăng lên đáng kể. Theo chị Nguyễn Thanh Hoa, chủ vườn hoa cúc họa mi tại làng hoa Nhật Tân, vào những ngày cuối tuần, có đến tới hàng nghìn lượt khách đến đây để được ngắm hoa, chụp ảnh. Đây là thời điểm giúp gia đình tôi kiếm lời từ cúc họa mi, cả năm mới có một lần nên chúng tôi tận dụng diện tích của gia đình để trồng hoa đón được nhiều khách hơn.

Theo bà Đinh Thị Dung, người có hơn 20 năm trồng hoa ở làng hoa Tựu Tựu, khoảng 20 năm trước, cúc họa mi được trồng nhiều ở các làng hoa Hà Nội. Nhưng do hiệu quả kinh tế không cao nên người làng dừng trồng để chuyển sang các giống hoa khác năng suất hơn và giá bán cao hơn. Khoảng vài trở lại đây, loại hoa này bỗng được khách hàng ưa chuộng, có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường, nên bà con đã đầu tư trồng trở lại. Hiện tại gia đình bà dành tới 2/3 diện tích đất để trồng hoa cúc hoa mi. Thời gian gieo trồng và chăm sóc loại cúc này tới 7 tháng nhưng đến mùa chỉ bán trong 15 ngày là hết.

Đông về theo cánh cúc họa mi - Ảnh 3Tranh thủ ghi lại khoảnh khắc đẹp bên cúc họa mi.

"Tuy mất tới hơn 7 tháng mới cho thu hoạch nhưng hoa này trồng hầu như không mất vốn cho giống, vì trồng bằng mầm ươm từ gốc cũ đã già của vụ trước. Nay loài hoa này được ưa chuộng nên vẫn nhiều hộ trồng", bà Thoa cho biết.

Trừ các khoản chi phí như cây giống vật tư nông nghiệp và công chăm sóc mỗi sào cúc họa mi cho thu nhập từ 15 – 17 triệu đồng từ đó giúp bà con nông dân có nguồn thu đáng kể.

Mỗi bó hoa cúc họa mi được bán dao động từ 50.000 đồng đến 70.000 đồng. Thời tiết năm nay khá thuận lợi nên cúc họa mi thường cho cho sản lượng nhiều và chất lượng tốt hơn. Điều đó được thể hiện ở cánh hoa dày, trắng muốt và lá cũng xanh rất đẹp.

Có thể nói, cúc họa mi từ lâu nay đã là một biểu tượng không thể thiếu của người Hà Nội cũng như cho tiết trời đầu đông, chính vì điều này mà vài năm trở lại đây nhu cầu chụp những bức ảnh kỉ niệm với cúc hoạ mi của người dân càng nhiều, điều đó tạo điều kiện tốt để người dân trồng hoa tại làng Nhật Tân, Tây Tựu có thu nhập tốt.

Theo baodansinh.vn