Du-an-thu-hoi

Thông tin, sự kiện, hình ảnh, video mới nhất về du-an-thu-hoi, cập nhật vào ngày: 22/11/2024

Chiều 6/12, tại kỳ họp thứ 14, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, các đại biểu đã biểu quyết thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Số lượng các dự án sai phạm, sử dụng sai mục đích, dự án treo đang có chiều hướng gia tăng qua các năm. Khi phát hiện doanh nghiệp có sai phạm, việc thu hồi dự án tưởng chừng như rất dễ lại đang hóa thành khó. Chia sẻ trong chương trình Góc nhìn đa chiều tuần này, TS.KTS Trương Văn Quảng, Phó Tổng thư kí Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, nếu cứ cấp cả trăm dự án cho các doanh nghiệp nhưng không được triển khai xây dựng, bỏ hoang hoặc sai phạm tràn lan còn Nhà nước không kiên quyết thu hồi lại thì nỗi lo đô thị “rỗng” sẽ luôn hiện hữu.

Câu chuyện rà soát thanh tra, tập trung vào các dự án, khu vực quản lý đất đai lỏng lẻo là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, làm gì để xử lý dứt điểm các dự án sai phạm, các dự án "treo" nhưng lại không "đánh oan" các doanh nghiệp làm ăn chân chính là bài toán không dễ giải.

Thời gian qua, hàng loạt dự án bất động sản từ nghỉ dưỡng, đến khu đô thị, chung cư cao cấp, văn phòng cho thuê ở nhiều tỉnh thành phố đều bị “dừng” bởi nhiều lý do, thậm chí còn lọt danh sách bị thu hồi.

Chủ trương của Chính phủ và các địa phương như Hà Nội, TP.HCM gần đây là xử lý những dự án bất động sản sau khi phát hiện sai phạm, trong đó một phương án được đề xuất là thu hồi dự án. Dẫu biết việc thu hồi là đúng để góp phần minh bạch thị trường, song có một “lỗ hổng” lớn hiện nay là việc thu hồi này bao gồm cả những dự án đã qua mua bán chuyển nhượng, là những dự án đã được chủ đầu tư rót vốn để hồi sinh. Câu hỏi đặt ra là có cần phải ứng xử linh hoạt, giải quyết có tình có lý đối với những dự án đầu tư dở dang, dự án đã mở bán cho người dân?

Cục diện của thị trường bất động sản phụ thuộc rất lớn vào những quyết sách của Nhà nước. Chính sách được ví là bản lề then chốt để điều chỉnh thị trường được minh bạch, bền vững, đi đúng hướng, tuy nhiên trên thực tế không ít trường hợp đã tạo ra những tác động ngược.

Việc “hồi tố” đối với quỹ đất công vướng sai phạm để thu hồi tài sản về cho Nhà nước là điều hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức phức tạp nếu không xử lý hợp lý. Nếu dự án bị thu hồi vốn hóa, giá trị tài sản, lợi nhuận sinh ra từ dự án từng được ghi nhận, chi phí trong bảng cân đối kế toán… sẽ phải sửa lại. Khi đó, làm sao doanh nghiệp giữ chân được nhà đầu tư?

Chỉ trong vòng 4 ngày, chính quyền TP.HCM đã công bố 2 thông tin liên quan tới số phận của các quỹ đất công dính phải sai phạm trong thủ tục đầu tư. Sở Tài chính đề nghị hủy bỏ 300 quyết định, công văn chỉ định bán các mặt bằng và địa chỉ nhà đất công cho các tổ chức, cá nhân và đưa vào bán đấu giá theo quy định. Đến hiện tại, 7 dự án trong số đó đã có công bố tiếp tục đi vào hoạt động sau thời gian “tra soát” nhanh. Số phận của những dự án còn lại sẽ đi về đâu?

Nếu dự án bất động sản bị thu hồi, tưởng chừng chỉ có doanh nghiệp bất động sản “mất ăn mất ngủ”, nhưng thực tế, những tổ chức tài chính thậm chí còn “hoảng hồn” hơn...

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, TP đang tiếp tục rà soát tình trạng sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 với số lượng khoảng 1.283 dự án và qua rà soát ban đầu cho thấy có trên 280 dự án có dấu hiệu chậm tiến độ. Đặc biệt những dự án chậm tiến độ này sẽ bị phân loại, dự án nào chậm tiến độ lâu năm thì TP sẽ thu hồi lại.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2017; danh mục dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2017.