Ford Motor Co. thu hồi nhiều mẫu ô tô gồm: Ford Fusion, Mercury Milan và Lincoln MKZ, do liên quan tới lỗi về hệ thống phanh. Đợt thu hồi xe này ảnh hưởng đến hơn 600.166 chiếc ô tô Ford.
Theo hãng Ford, các mẫu ô tô thuộc diện thu hồi nói trên được sản xuất lắp ráp tại nhà máy Hermosillo từ ngày 22/2/2006 tới 15/7/2009.
Giải thích về lỗi phanh trên, hãng Ford cho hay trong một số xe thuộc diện bị thu hồi đợt này, chiếc van đóng bên trong bộ điều khiển thủy lực có thể bị kẹt trong trạng thái mở, dẫn đến việc hành trình đạp phanh bị kéo dài và do đó làm tăng nguy cơ xảy ra các vụ va chạm cũng như tai nạn xe.
Hãng Ford đã nhận được 15 báo cáo về các vụ tai nạn và 2 trường hợp thương tích, có khả năng liên quan đến hệ thống phanh bị lỗi nói trên.
Cùng ngày, Ford thông báo một đợt triệu hồi xe khác, ảnh hưởng đến 33 chiếc ô tô ở Mỹ và 51 chiếc ở Canada, và chúng đều được sản xuất lắp ráp tại nhà máy xe tải Dearborn từ ngày 10 - 21/11/2019. Hãng cho biết, các đại lý Ford sẽ thay thế lốp dự phòng cho những chiếc xe Ford F-150 đời 2020 do nguy cơ hư hỏng mép lốp xe.
Chỉ tính riêng trong 2 quý đầu năm 2019 số lượng xe bán ra tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái cho thấy ngày càng nhiều người mua ôtô. Tuy nhiên, nhiều đợt triệu hồi xe diễn ra đã khiến các khách hàng không khỏi quan ngại về chất lượng ôtô tại Việt Nam.
Ngay đầu năm 2019 (ngày 7/1), hãng xe Mitsubishi đã phải tiến hành triệu hồi với 7 chiếc Outlander do hai lỗi đều liên quan đến cần gạt nước phía trước: cơ cấu điều khiển và mô tơ cần gạt; cả hai bộ phận này khi có nước vào đều bị hỏng do ăn mòn và khiến cần gạt nước không hoạt động.
Hai ngày sau, Mitsubishi Outlander Sport cũng bị "gọi tên" do gặp phải lỗi khóa cửa. Đợt triệu hồi này gồm 88 chiếc. Cụ thể, chức năng khóa trong của cơ cấu khóa cửa có thể không hoạt động đúng, cho nên cửa có thể không được khóa an toàn và trong trường hợp xấu nhất có thể tự mở ra trong khi đang lái xe.
Đến cuối tháng 5, hãng xe Nhật đã thông báo đợt triệu hồi thứ tiếp theo với 851 chiếc Mitsubishi Outlander Sport và Outlander PHEV. Theo đó, các xe này đều bị lỗi cơ cấu phanh đỗ phía sau, khiến hiện tượng trôi dốc có thể xảy ra do lực phanh này không đủ. Nguyên nhân được xác định do chụp bụi ở cốt (trục) phanh tay ở bộ kẹp phanh sau không phù hợp, cho nên nước có thể thâm nhập và làm gỉ sét trục phanh đỗ xe.
Cụ thể, tháng 5/2019, Ford được Cục đăng kiểm VN phê duyệt lệnh triệu hồi 198 xe EcoSport đời 2018 để khắc phục hiện tượng xuất hiện tiếng kêu tại khu vực ghế trước trong quá trình vận hành. Ngày 21/12 , hãng sản xuất ô tô Ford Motor Co. (Mỹ) thông báo thu hồi nhiều mẫu ô tô vì lý do an toàn.
Từ ngày 7/6/2019 đến ngày 1/10/2019, có 21 xe Audi Q5 nằm trong diện triệu hồi nhằm kiểm tra và thay thế xi lanh phanh chính trên các xe bị ảnh hưởng sản xuất từ 07/2018 đến 03/2019 thuộc các phiên bản Q5 Sport 2.0 TFSI Quattro và Q5 Design 2.0 TFSI Quattro. Theo Cục Đăng Kiểm trên dòng xe Audi Q5 bị ảnh hưởng dầu xi lanh phanh chính của hệ thống phanh thủy lực có thể bị rò rỉ trong suốt thời gian sử dụng và hệ thống phanh có khả năng hư hỏng, dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn trong quá trình xe vận hành. Tuy nhiên, chức năng phanh khẩn cấp của phanh đỗ xe điện tử (EPB) không bị ảnh hưởng và vẫn có thể hoạt động để có thể dừng xe. Nguyên nhân được xác định là do lỗi trong quá trình sản xuất xy lanh phanh chính, nhà cung cấp đã cài đặt thiết bị không chính xác, do đó đã có một số phôi xi lanh phanh chính được gia công không đạt yêu cầu thiết kế. Dẫn đến những phụ tùng lỗi này có thể được lắp đặt trên các xe. Cho nên đến thời điểm hiện tại Audi chưa ghi nhận trường hợp gây mất an toàn cho người trên xe do lỗi trên.