Giá xăng dầu thế giới:
Phiên giao dịch sáng 12/8 (giờ Việt Nam) giá dầu WTI giảm 0,32 USD/thùng tương ứng 0,34 xuống mức 94,02 USD/thùng; dầu Brent giảm 0,27 USD/thùng tương ứng 0,27% xuống mức 99,33 USD/thùng.
Kết thúc phiên 11/8, giá dầu thô WTI tăng 2,62% lên 94,34 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 2,26% lên 99,60 USD/thùng.
Với mức giảm nhẹ ngày hôm nay, giá dầu giữ được xu hướng tăng nhờ sự hỗ trợ từ báo cáo tháng của các tổ chức lớn và lo ngại do vụ rò rỉ dầu ở Vịnh Mehico.
Giá được hỗ trợ nhờ tin tucs của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay do giá khí đốt tăng cao khiến một số người tiêu dùng chuyển sang sử dụng dầu.
Trong báo cáo tháng 8 của IEA, nhu cầu dầu thô toàn cầu được điều chỉnh tăng 380.000 thùng/ngày lên 2,1 triệu thùng/ngày, nhờ nhu cầu chuyển đổi từ khí sang dầu để chạy máy phát điện.
Điều đó đồng nghĩa với việc IEA dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay sẽ đạt trung bình 99,7 triệu thùng/ngày. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng giảm dự báo nguồn cung cho khu vực Bắc Mỹ và lưu ý rằng nguồn cung dầu toàn cầu vẫn dễ bị gián đoạn.
Trái lại, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu vào năm 2022, do tác động của xung đột giữa Nga - Ukraine, lạm phát cao và những biện pháp chống dịch của Trung Quốc.
Cũng trong báo cáo tháng vừa được công bố, OPEC dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ tăng 3,1 triệu thùng/ngày, giảm 260.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.
Tiêu thụ dầu ước tính cho năm 2022 của OPEC là 100,3 triệu thùng/ngày, vẫn cao hơn so với dự báo của IEA cho năm 2022.
Điểm đáng chú ý nhất trong báo cáo của OPEC là việc thị trường dầu mỏ có thể sẽ thặng dư trong quý III, khi triển vọng nhu cầu kém đi.
Nhóm cũng đã cắt giảm dự báo lượng dầu thô cần đáp ứng cho thế giới trong quý III xuống 28,27 triệu thùng/ngày, ít hơn khoảng 570.000 thùng/ngày so với sản lượng mà 13 thành đã cung cấp vào tháng.
Bên cạnh sự hỗ trợ từ các báo cáo tháng, sức mua cũng tăng trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung ngày càng trầm trọng hơn do sáu mỏ dầu khí ở Vịnh Mexico đã bị đóng cửa, sau khi một vụ rò rỉ tại một trạm tăng cường ở Louisiana khiến cho hai đường ống dẫn dầu trong khu vực phải tạm dừng.
Hoạt động của cả hai đường ống dự kiến sẽ được khôi phục trong vòng một ngày. Tuy nhiên sự cố diễn ra vào thời điểm nguồn cung năng lượng toàn cầu đang cực kỳ thắt chặt và có thể rủi ro ngừng hoạt động có thể kéo dài lâu hơn khiến cho giá dầu hồi phục mạnh mẽ hơn.
Ngoài các yếu tố về cung – cầu, giá dầu cũng được thúc đẩy khi đồng USD tiếp tục suy yếu, phản ánh qua việc chỉ số Dollar Index giảm về 105,09 điểm.
Các chỉ số lạm phát tháng 7 của Mỹ không tăng mạnh như dự đoán vào tháng 7, giúp cho nhà đầu tư kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất trong thời gian còn lại của năm.
Tuy nhiên, giá dầu thực tế trên khắp thế giới đã bắt đầu đi xuống cùng với giá dầu kỳ hạn, phản ánh mối lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung do Nga dẫn đầu làm giảm bớt và gia tăng lo lắng về khả năng suy giảm kinh tế toàn cầu. Đây là yếu tố có thể cản đà tăng của giá dầu...
Nguồn: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-128-gia-dau-the-gioi-tiep-da-giam-xang-dau-trong-nuoc-ha-nhiet-301144.html