PGS.TS Đỗ Doãn Lợi - Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia cho biết, bắt đầu với những cơn tức ngực, khó thở, khi tới khám tại Bệnh viện Bạch Mai, 2 anh em H.T.T (17 tuổi) và H.T.M (11 tuổi) bất ngờ được thông báo mắc bệnh tăng cholesterol máu có tính gia đình.Đặc biệt, bé M. đã phải đặt 2 stent từ khi em được 9 tuổi.

Khi bị biến đổi gene, chuyển hóa của cơ thể với cholesterol bị rối loạn, tích tụ và dính vào xung quanh thành mạch máu, tạo thành mảng xơ vữa hẹp rồi gây tắc mạch.

Giật mình những trẻ 9 tuổi phải đặt stent vì rối loạn mỡ máu

Những đứa trẻ tuy còn nhỏ đã được chẩn đoán rối loạn mỡ máu đang được bác sĩ kiểm tra sức khoẻ

Theo PGS.TS Trương Thanh Hương - Viện Tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai), ước tính tại Việt Nam, có gần 500.000 người mắc bệnh tăngcholesterol máu. Tuy nhiên, đại đa số bệnh nhân không được chẩn đoán sớm và không được điều trị hạ lipid máu thích hợp.Nguy cơ biến cố tim mạch sớm ở bệnh nhân mắc bệnh rối loạn mỡ máu cao gấp 10-13 lần so với người không mắc bệnh rối loạn mỡ máu.Vì thế, các biến cố xơ vữa mạch máu như bệnh mạch vành và tai biến mạch não ở bệnh nhân mắc rối loạn mỡ máu gặp tỉ lệ rất cao.

Trường hợp trên là một trong nhiều gia đình có con được chẩn đoán mắc bệnhtăng cholesterol máu.Tình trạng rối loạn cholesterol máu ở trẻ em, nói nôm na là mỡ trong máu quá cao. Nhìn bên ngoài, các em hoàn toàn bình thường, thậm chí gầy gò nhưng xét nghiệm máu lại cho thấy mỡ máu cao.

Thậm chí, có trường hợp hai chị em N.N.C. (8 tuổi) và em trai NT.G.B. (4 tuổi) ở Nam Định đều có định lượng cholesterol toàn phần vượt cao so với tiêu chuẩn.

“Cả 2 bệnh nhi đều được gửi sang Viện Dinh dưỡng để tư vấn kiểm soát chế độ ăn, làm sao đảm bảo kiểm soát tốt nhất cholesterol nhưng vẫn đảm bảo em bé đủ năng lượng phát triển. Còn bé T. sẽ được dùng thêm thuốc điều trị để giảm tình trạng cholesterol máu”, PGS.TS Hương thông tin.

Các chuyên gia cho biết, khi trẻ mắc căn bệnh này khiến trẻ tuy rất nhỏ, chỉ từ 5 tuổi, đến 9 – 12 tuổi đã có cholesterol máu như những người 50 – 60 tuổi. Tuy nhiên bệnh này nếu dược chẩn đoán, điều trị sẽ kiểm soát được biến chứng, với trái tim khỏe.

Nếu trong gia đình có người rối loạn cholesterol máu từ trẻ, những người còn lại như bố mẹ, con, em gái, anh chị em họ... cần được xét nghiệm chẩn đoán. "Dù mang tính chất di truyền, nhưng không phải tất cả các trường hợp bố, hoặc mẹ bị, con cũng bị. Vì thế, chẩn đoán bệnh là vô cùng quan trọng để kiểm soát, theo dõi bệnh", PGS Lợi cho biết.

Các chuyên gia cũng lưu ý, căn bệnh này cần được điều trị theo từng cá thể riêng biệt. Có trường hợp hai chị em bị, nhưng người phải dùng thuốc, người chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn, người dùng 1 loại thuốc, người phải dùng 2 - 3 loại thuốc để hạ mỡ máu. Có trường hợp mỡ máu nhiều phải lọc máu để loại bỏ mỡ. Vì thế, việc chẩn đoán, điều trị sớm vô cùng quan trọng và sẽ dự phòng được nguy cơ hẹp động mạch, người bệnh có cuộc sống bình thường.

Theo congly.vn