Có mặt tại bến phà Dương Áo (nối huyện Kiến Thụy với Tiên Lãng, Hải Phòng) trưa ngày 23/8 để xuất phát từ Đại Hà (Kiến Thụy) về Hùng Thắng (Tiên Lãng), phóng viên ghi nhận, ngay tại đầu bến, dù có bảng thông báo "Quý khách qua sông bằng phà của bến chỉ mua vé 01 lần tại quầy bán vé" nhưng việc mua vé tại quầy không hề diễn ra theo qui định. Thay vào đó, việc kiểm soát người xuống phà được thực hiện dưới hình thức nhân viên (không mặc đồng phục) đi đến từng khách thu tiền; tuyệt nhiên không có chuyện xuất vé.

Hải Phòng phát hiện thêm 2 bến phà thu tiền không xé vé cho kháchp/- Ảnh 1.

Quầy bán vé bến phà không có nhân viên bán vé

Tại phà Lại Xuân lúc 15h cùng ngày, phóng viên nhận thấy, chuyến phà công suất lớn có xe tải, xe ô tô con và người đi xe máy lên phà đều được nhân viên thu tiền, xé vé. Riêng đò nhỏ (của công ty CP Đường bộ Hải Phòng) do nhân viên phà Lại Xuân điều khiển thì chỉ thu tiền nhưng không xuất vé.

Hải Phòng phát hiện thêm 2 bến phà thu tiền không xé vé cho kháchp/- Ảnh 2.

Nhân viên nhà phà Lại Xuân (áo hồng) trực tiếp đến từng người thu tiền và không xuất vé

Theo quy định hành khách mua vé 01 lần tại quầy bán vé ( kể cả đi phà hay đò máy) nhưng 100% các phương tiện lên đò đều không có vé, mà đưa tiền trực tiếp cho người điều khiển đò. Số tiền 10.000đ/ phương tiện.

Hải Phòng phát hiện thêm 2 bến phà thu tiền không xé vé cho kháchp/- Ảnh 3.

Phòng bán vé cho khách xuống phà không có nhân viên bán vé

Thực tế số tiền nhân viên kíp trực thu trên một đò nhỏ, không xé vé như vậy mỗi lần chỉ từ 100.000 – 200.000đ. Trung bình một buổi chiều có thể chạy xen kẽ 4- 5 chuyến đò máy.

Hải Phòng phát hiện thêm 2 bến phà thu tiền không xé vé cho kháchp/- Ảnh 4.

Bảng nội quy qua phà tại bến phà Lại Xuân

Về việc thêm 2 bến phà chỉ thu tiền mà không xe vé cho khách xuống phà, ông Trần Văn Phúc – lãnh đạo công ty CP Đường bộ Hải Phòng trần tình: " 9 tháng nay phà Lại Xuân áp dụng việc bán vé, xé vé trực tiếp trên phà thay vì bán tại quầy nhằm tiết kiệm tiền thuê nhân công. Theo đó, tổng cộng công ty cắt giảm được 8 nhân lực, tiết kiệm được 32 triệu đồng/ tháng. Cùng với đó, công ty đã giao khoán định mức cho cả 3 bến phà hàng tháng, hàng quý. Cơ sở để giao định mức dựa trên việc công ty cử cán bộ xuống trực tiếp bến phà giám sát một tháng. Từ đó tính ra trung bình một tháng có bao nhiêu lượng phương tiện qua lại để làm định mức giao khoán cho sát với thực tế". Ông Phúc lý giải thêm: "Để tránh thất thoát ngân sách, công ty áp dụng lắp camera giám sát hai đầu phà để xem mức độ phương tiện qua lại".

Liên quan đến việc nhân viên tại các bến phà Dương Áo, Lại Xuân không làm đúng quy định mà phóng viên cung cấp vào cuối giờ chiều 23/8, lãnh đạo Sở GTVT và công ty CP Đường bộ Hải Phòng đều ghi nhận và cam kết sẽ kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

Nguồn: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/hai-phong-phat-hien-them-2-ben-pha-thu-tien-khong-xe-ve-cho-khach-20190824173912716.htm

Theo báo Gia đình & xã hội