Cụ thể hơn, việc Apple ra mắt tính năng mới này có cơ chế, cách thức hoạt động khá tương đồng với phần mềm Bluezone do Cục Tin học hóa của Việt Nam giới thiệu hồi tháng 4/2020. Cụ thể, nó cũng sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp (Bluetooth Low Energy - BLE) để xác định tiếp xúc gần giữa các điện thoại smartphone.

Bên cạnh đó, tính năng cũng là sản phẩm do Apple và Google hợp tác phát triển, nên nhiều khả năng nó cũng sẽ xuất hiện trên một bản cập nhật sắp tới của Android. Việc người dùng 2 nền tảng lớn nhất được cập nhật tính năng này sẽ giúp việc truy vết Covid-19 trở nên hiệu quả, vì có thể "phát hiện chéo" giữa cả những người dùng iPhone và điện thoại Android khác, mà không cần cài đặt một ứng dụng thứ 3 nào khác.

Mặc dù vậy, nhưng hiện tại tính năng vẫn sẽ bị hạn chế ở 1 số thiết bị không thể cập nhật lên iOS 13.7, vẫn còn rất nhiều người dùng các đời iPhone cũ như iPhone 6, iPhone 7,... sẽ không được hỗ trợ bản cập nhật này, khiến cho việc truy vết dựa trên tiếp xúc gần khó đạt 100% hiệu quả.

Cũng giống như ứng dụng Bluezone, Apple vẫn sẽ dựa vào số liệu ca nhiễm từ mỗi địa phương cung cấp để cập nhật lên hệ thống. Các ứng dụng truy vết ở từng quốc gia vẫn sẽ có lợi thế về cập nhật thông tin sớm, chính xác, cũng như làm tốt hơn trong khâu liên lạc, hỗ trợ người dân nếu phát hiện lây nhiễm cộng đồng. Và Apple khẳng định sẽ không thu thập bất kỳ thông tin nào bao gồm dữ liệu về vị trí, hay thông tin về sức khỏe của người dùng khi sử dụng tính năng.

Theo Công luận