Vào những ngày này, dân làng xã Đọi Sơn cùng nhau tổ chức hội vẽ trang trí trâu. Những chú trâu giành được giải thưởng sẽ được xuống đồng cày vào ngày hội chính – mùng 7 tháng giêng. Cùng với đó, người dân bầu chọn ra người để vào vai vua Lê Đại Hành kéo luống cày đầu tiên.
Từ sáng sớm, hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã có mặt để tham dự lễ hội Tịch điền
Mọi công tác chuẩn bị được hoàn tất lúc 8h sáng.
Những chú trâu được trang trí với hoa văn đặc sắc.
Đoàn người diễu hành trong lễ rước kiệu.
Không khí lễ hội càng trở nên náo nhiệt hơn với màn khai trống đầy ấn tượng do chị em phụ nữ thực hiện.
Màn múa Lân – Sư - Rồng tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt, hanh thông trong năm mới.
Những điệu múa Lân uyển chuyển, tinh tế.
Đoàn đại biểu cùng nhiều lãnh đạo Trung ương, địa phương tham dự lễ hội.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu trong buổi lễ Tịch điền.
Lễ hội Tịch điền mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Hành động của vị vua đức cao vọng trọng xuống đồng cùng trâu cày như những người nông dân thể hiện tư tưởng gần dân, coi trọng sự phát triển nông nghiệp của nước nhà. Đối với một quốc gia có nền văn minh lúa nước hàng ngàn năm như nước ta, điều này càng có ý nghĩa sâu sắc.
Theo truyền thống, vua là người đi cày đầu tiên. Những thiếu nữ theo sau gieo hạt giống xuống những luống cày, mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu
Theo sử sách để lại, lễ Tịch điền đầu tiên được vua Lê Đại Hành tổ chức và đích thân xuống đồng cày ruộng vào đầu Xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987). Trải qua hàng nghìn năm, lễ hội Tịch điền vẫn mang niềm ước vọng về một mùa màng tươi tốt.
Đây cũng là dịp để nhân dân trong vùng và du khách thâp phương tưởng nhớ về cội nguồn, góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa lâu đời. Cùng với đó là giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần yêu lao động của cha ông, trân quý hạt ngô, hạt thóc làm ra.
Theo Anh Hoàng/Đô thị mới
Like Page để nhận được nhiều thông tin tiêu dùng hữu ích 24/24h