Động kinh xảy ra khi các tế bào não (tế bào thần kinh) bị quá tải điện tích hoặc "ngắn mạch", dẫn đến sự thay đổi ý thức và thường co giật.
Co giật là triệu chứng chính của tình trạng não được gọi là chứng động kinh, mặc dù nhiều yếu tố có thể gây ra động kinh như căng thẳng, chấn thương đầu, mất nước, lượng đường huyết thấp, do một số thực phẩm và nhiều loại hóa chất có trong thực phẩm.
Không có thức ăn hoặc phụ gia nào gây nên co giật. Tuy nhiên, một số người lại nhạy cảm hơn với gluten, các sản phẩm làm từ đậu nành, đường chế biến, bột ngọt (mì chính) và chất tạo ngọt nhân tạo (đặc biệt là aspartame). Hãy thử tránh các loại thực phẩm/ phụ gia nếu bạn nghi ngờ chúng kích thích gây ra co giật ở bạn.
Phần 1: Tránh các thực phẩm có khả năng gây ra co giật
1. Hãy cẩn thận với gluten: Gluten là một thuật ngữ chung cho các protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và một vài loại ngũ cốc khác. Đó là chất làm cho bánh mì, mì ống và ngũ cốc có kết cấu dai.
Phản ứng dị ứng với gluten và các vấn đề đường ruột liên quan dường như đang ngày càng gia tăng trong vài thập kỷ qua, nhưng gluten cũng có thể gây ra co giật ở một số người do tính chất gây viêm của nó. Vì thế, bạn có thể thử áp dụng chế độ ăn không chứa gluten trong vài tháng hoặc lâu hơn để xem liệu cơn co giật có biến mất
- Gluten luôn có trong ngũ cốc. Tuy nhiên, do kỹ thuật thực hành nông nghiệp khác nhau, lai tạo và thay đổi di truyền bắt đầu từ những năm 1970 đã thay đổi một số thuộc tính của nó, điều này đã làm thay đổi phản ứng của cơ thể đối với gluten.
- Ngoài hàm lượng gluten, các loại ngũ cốc cũng giàu glutamate và aspartate- hai axit amin có tính chất kích thích tác động đến hoạt động điện của não.
- Ngoài hầu hết các loại bánh mì, bánh nướng, mì ống và ngũ cốc, gluten cũng được tìm thấy trong nhiều món súp đóng hộp, nước sốt, sốt salad, các sản phẩm chay và thậm chí cả bia.
2. Hãy cẩn thận với các sản phẩm được làm từ đậu nành: Đậu nành thuộc cây họ đậu và được coi là một cây trồng quan trọng do nó là một nguồn protein thực vật giá rẻ. Các sản phẩm và phụ gia làm từ đậu nành đã trở nên rất phổ biến trong vài thập kỷ qua, thường được tìm thấy trong thức ăn trẻ em và sữa bột cho trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên thật không may, đậu nành là một trong những thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất ở trẻ em và có khả năng gây ra co giật và các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
- Nếu con bạn bị co giật, hãy cân nhắc loại bỏ các sản phẩm từ đậu nành khỏi chế độ ăn của để xem chúng phản ứng như thế nào. Đậu nành có thể được dán nhãn là protein thực vật, protein thực vật kết cấu hoặc soy isolate - đôi khi nó thậm chí còn không được dán nhãn.
- Giống như hầu hết các loại ngũ cốc, đậu nành cũng có hàm lượng glutamine rất cao và axit amin kích thích, gây ảnh hưởng đến hóa học của não bộ.
- Đậu nành và các chất dẫn xuất có liên quan được tìm thấy trong nước tương, đậu phụ, edamame, sữa bột, nhiều loại bánh nướng, ngũ cốc, súp đóng hộp, nước sốt xà lách, thịt chế biến, xúc xích, cá ngừ đóng hộp, thanh năng lượng, bơ đậu phộng ít béo và hầu hết trong các sản phẩm không chứa sữa động vật.
3. Giảm lượng đường tinh luyện tiêu thụ: Mặc dù glucose (một loại đường đơn) thường được coi là nguồn nhiên liệu chính cho não. Song, tiêu thụ một lượng lớn có thể gia tăng khả năng dẫn đến co giật hoặc gây ra co giật ở một số người.
Theo các nhà khoa học, cắt giảm đường có thể kiểm soát co giật bằng cách giảm các hoạt động điện bất thường trong não. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người bị động kinh, nhưng những người nghiện đồ ngọt cũng có thể bị động kinh.
- Chế độ ăn ít đường, nhiều chất béo (được gọi là chế độ ăn ketogenic) có lợi cho những người bị co giật do chế độ này buộc các tế bào não ngừng sử dụng glucose cho nhiên liệu và thay vào đó sử dụng các ketone trong cơ thể (từ chất béo).
- Đường tự nhiên trong trái cây tươi và rau quả không thực sự là thủ phạm. Thay vào đó, hãy cắt giảm các loại đường được chế biến nhiều như siro ngô chứa nhiều fructose, đường dùng để làm bánh và đường kính.
- Kẹo, sô-cô-la, kem, món tráng miệng đông lạnh, hầu hết các loại bánh nướng, nhiều ngũ cốc ăn sáng, cà phê đặc sản, soda pop và nhiều loại đồ uống có đường chứa rất nhiều các loại đường đã được chế biến.
4. Cân nhắc loại bỏ các sản phẩm làm từ sữa khỏi chế độ ăn: Các sản phẩm từ sữa cũng gây ra nhiều phản ứng dị ứng như co giật, ở trẻ em và người lớn. Không chỉ chứa nhiều loại hóc-môn và đôi khi là cả chất gây ô nhiễm trong sữa bò tác động tiêu cực đến não, nhưng sữa cũng có hàm lượng glutamine cao.
Nhiều thế hệ trước, sữa đem lại nhiều lợi ích dinh dưỡng và sức khỏe hơn nhiều hơn các ảnh hưởng tiêu cực. Song, điều tương tự không thể được áp dụng trong thời hiện đại.
- Chuyển sang chế độ ăn không chứa các sản phẩm làm từ sữa có thể là sự lựa chọn thông minh nhất cho một số người, đặc biệt là những người bị dị ứng, cơ thể không dung nạp được lactose (có trong sữa) hoặc bị co giật.
- Các sản phẩm từ sữa như kem và sữa chua thường được pha trộn với nhiều đường chế biến có thể là một bộ đôi đáng sợ, gây ra co giật.
- Các loại phô mai được làm từ bò là nguyên nhân kinh khủng nhất gây ra các cơn co giật và các phản ứng tiêu cực khác, bao gồm các loại phô mai:Parmesan, cheddar, Thụy Sĩ, Monterey Jack và mozzarella.
- Đối với bệnh động kinh và những người bị co giật, các sản phẩm từ sữa dê là một lựa chọn tuyệt vời để thay thế cho những sản phẩm từ sữa bò và chắc chắn là tốt hơn các sản phẩm thay thế từ đậu nành.
Phần 2: Tránh các phụ gia có nguy cơ gây co giật
1. Đừng ăn mì chính: Nhiều chất phụ gia thực phẩm như mì chính (MSG) kích thích các tế bào thần kinh và có thể gây ra các cơn co giật. MSG được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp thực phẩm và các nhà hàng như một chất tăng cường hương vị như hương vị của thịt, độ mặn của thực phẩm.
Tránh tiêu thụ MSG có thể sẽ rất khó khăn do nhiều sản phẩm, món ăn bán trong các cửa hàng tạp hóa, siêu thị và nhà hàng có sử dụng MSG.
- MSG thường được liệt kê trên nhãn dán là "hương liệu" do các nhà sản xuất biết rằng MSG đã mang danh tiếng xấu.
- Hãy nhớ rằng, thực phẩm tươi sống, thực phẩm tự nhiên không nên và thường không cần được tăng cường hương vị. Vì thế, chuẩn bị bữa ăn của riêng bạn tại nhà với nguyên liệu tươi sống là cách tốt nhất để tránh tiêu thụ MSG.
- MSG đặc biệt kích thích các tế bào thần kinh do được làm từ glutamate axit amin.
2. Loại bỏ chất tạo ngọt nhân tạo: Một số chất tạo ngọt nhân tạo, đặc biệt là aspartame (NutraSweet, Equal, soda ăn kiêng), cho thấy hoạt động kích thích rất mạnh khi ở trong cơ thể, khiến cho nhiều tế bào thần kinh nóng lên, tăng nguy cơ bị động kinh và các loại co giật khác.
Đây không phải điều ngạc nhiên do aspartame được làm từ aspartate, một amino acid mang tính kích thích, có xu hướng kích thích hệ thần kinh.
- Aspartame cũng chứa phenylalanine, chất cực độc đối với tế bào thần kinh, hơn nữa còn liên quan đến các tổn thương thần kinh và co giật.
- Aspartame là một trong những phụ gia thực phẩm gây nghiện nhiều nhất trên thế giới.
- Các chất tạo ngọt khác cũng có thể gây ra tác động tiêu cực đến não bộ và làm tăng nguy cơ xảy ra co giật bao gồm Splenda và saccharin.
- Chất làm ngọt nhân tạo rất phổ biến và thường có mặt trong các sản phẩm được dán nhãn là "không đường" và "ít calo".
3. Tránh sử dụng carrageenan: Một phụ gia thực phẩm phổ biến khác để tránh nếu bạn bị co giật là carrageenan. Carrageenan hay caragenan là chất hóa học được chiết từ các loài rong sụn, rong đỏ. Chất hóa học này có thể gây rối loạn đường trong máu, kích thích đường ruột và gây viêm trong cơ thể. Carrageenan thường được thêm vào đồ uống để giữ cho các thành phần của chúng không bị tách ra, có trong nhiều sản phẩm sữa, các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm thay thế sữa, chẳng hạn như sữa đậu nành.
- Carrageenan cũng thường được tìm thấy trong súp, nước canh, sữa chua, sô cô la, cho chúng kết cấu đặc hơn và giúp loại ít béo có vị ngậy hơn.
- Carrageenan không có giá trị dinh dưỡng và thường nằm trong danh sách các sản phẩm được liệt kê là "hữu cơ" ("organic").
- Đọc nhãn dán trên các sản phẩm. Carrageenan phải xuất hiện trên nhãn do quy định của pháp luật. Vì thế, hãy kiểm tra kĩ càng và tránh xa các loại thực phẩm (kể cả các loại hữu cơ) có chứa chất hóa học này.
Phần 3: Biết khi nào cần đến gặp bác sĩ
1. Hiểu các triệu chứng: Động kinh là triệu chứng hoặc thay đổi hành vi xảy ra sau một giai đoạn xuất hiện các hoạt động điện bất thường trong não. Động kinh có thể dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng và không nhất thiết phải liên quan đến co giật.
Các dấu hiệu thường gặp của cơn co giật bao gồm: da đen, chảy nước dãi, chuyển động mắt nhanh, rên rỉ, mất kiểm soát bàng quang/ ruột, thay đổi tâm trạng đột ngột,ngã, nghiến răng, co thắt cơ và tay chân co giật.
- Các triệu chứng co giật có thể ngừng sau vài giây hoặc vài phút, đôi khi cũng có thể tiếp tục trong khoảng 15 phút.
- Bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo trước khi bị co giật như nếm thấy vị đắng hoặc kim loại, ngửi thấy mùi cao su cháy, nhìn thấy đèn nhấp nháy hoặc đường lượn sóng và cảm thấy lo lắng hoặc buồn nôn.
2. Hiểu được nguyên nhân: Hầu hết các cơn co giật không phải là dấu hiệu của bệnh động kinh (một rối loạn thần kinh được đặc trưng bởi sự gián đoạn của hoạt động tế bào thần kinh trong não).
Thay vào đó, co giật có thể được kích hoạt bởi một loạt các yếu tố môi trường, bao gồm dị ứng thực phẩm và phản ứng độc hại với nhiều chất phụ gia thực phẩm (như đã nói ở trên).
- Việc tìm ra nguyên nhân trực tiếp gây co giật có thể rất khó, nhưng là rất cần thiết nếu bạn không muốn con bạn hoặc chính mình phải sử dụng thuốc chống co giật liều cao trong nhiều năm.
- Co giật thường gặp ở trẻ em, nhưng thường biến mất khi đến tuổi niên thiếu. Nhiễm trùng, sốt cao, chấn thương đầu và phản ứng tiêu cực đối với thuốc là nguyên nhân phổ biến gây ra co giật ở trẻ em.
Thông thường, ở trẻ em, hiện tượng này phụ thuộc vào mức độ sốt và tốc độ phát triển của cơn sốt. Cơn sốt càng cao và nhiệt độ càng tăng nhanh thì càng có nhiều nguy cơ trẻ bị co giật do sốt. Bạn không cần phải sử dụng thuốc co giật sau một lần bị co giật.
- Đau nửa đầu nghiêm trọng thường gây ra co giật nhẹ.
- Đôi khi, nguyên nhân gây ra co giật có thể không được tìm thấy, trong trường hợp này chúng được gọi là co giật vô căn (không rõ nguồn gốc).
3. Đến gặp bác sĩ: Hẹn khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn hoặc một thành viên trong gia đình có dấu hiệu bị động kinh. Mặc dù bệnh động kinh là một tình trạng nghiêm trọng, nhưng nó không đe dọa đến tính mạng như một số nguyên nhân gây co giật khác, chẳng hạn như u não, đột quỵ, nhiễm trùng não (viêm màng não) hoặc chấn thương đầu nghiêm trọng. Bác sĩ của bạn sẽ thực hiện một loạt các xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng để có thể đưa ra phương án điều trị thích hợp.
- Xét nghiệm có thể sẽ bao gồm: xét nghiệm máu, CT scan hoặc MRI của đầu, EEG của não hoặc có thể là thử dịch cột sống để loại trừ nguyên nhân là viêm màng não.
- Dị ứng với thức ăn và các phản ứng độc hại đối với hóa chất trong thực phẩm thường không được chẩn đoán trong môi trường bệnh viện, đặc biệt là ở khoa cấp cứu.
- Vì vậy, bạn có thể cần được giới thiệu đến một chuyên gia dị ứng hoặc động kinh có kinh nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây động kinh.