Lụa tơ tằm gần đây đã trở lại thị trường bởi được khách hàng rất ưa chuộng, lựa chọn mua để làm đẹp, để làm quà. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất là câu hỏi làm thế nào để có thể nhận biết được đâu là tơ tằm Việt Nam thật sự bởi thị trường nhan nhản các loại sợi tơ tằm nhập từ Trung Quốc.

Khăn lụa Khaisilk bị nghi nhập từ Trung Quốc.

Khăn lụa Khaisilk bị nghi nhập từ Trung Quốc.

Vụ lùm xùm gần đây về thương hiệu lụa tơ tằm danh tiếng nhất Việt Nam là lụa tơ tằm Khải Silk xuất xưởng 60 chiếc khăn, trong đó 1 chiếc còn sót mác “made in China” và những chiếc còn lại vẫn còn dấu cắt mác khiến người tiêu dùng và giới mộ lụa hoang mang vô cùng.

Chưa rõ ngọn ngành khi lời giải thích của doanh nhân Khải Silk còn mập mờ nhưng người tiêu dùng Việt bấy lâu nhất mực tin tưởng vào lụa tơ tằm hoàn toàn “made in Vietnam” đã bắt đầu lung lay.

Nhiều người đặt ra câu hỏi “Liệu rằng, thị trường lụa Việt chỉ lấp ló một vài mảnh lụa tơ tằm truyền thống, còn đâu là hàng Tàu, hàng Trung?”.

Với một số mẹo sau, người tiêu dùng có thể an tầm khi tận tay mình có thể chọn được một tấm lụa đẹp và truyền thống của người Việt làm ra.

Nhận biết bằng sờ trực tiếp

Khăn lụa tơ tằm truyền thống được xe bằng tay.

Khăn lụa tơ tằm truyền thống được xe bằng tay.

Đặc điểm dễ nhận thấy của tơ tằm Trung Quốc là đễ nhăn và nhàu. Vì thế khi mua, bạn hãy thử vò nát lụa rồi thả tay ra. Nếu như lụa về nguyên hình dáng ban đầu thì đúng là lụa của người Việt.

Lụa thật rất nhẹ mỏng, mềm mượt. Khi chạm vào có cảm giác mát rượi nhưng không hề lạnh. Sợi tơ cũng rất bóng và bắt sáng và nó không hề bị dính vào da kể cả khi trời lạnh.

Thử tơ tằm bằng lửa

Thí nghiệm phổ biến để giúp người tiêu dùng nhận ra tơ tằm thật và tơ tằm giả là đốt cháy trên lửa.

Lụa tơ tằm thật sẽ có mùi khét như tóc, không cháy thành ngon lửa, cháy thành muội than, khi dùng tay xoa thì tan ra không vón cục. Bởi vì tơ cũng như tóc, được jeets tinh từ protein.

Còn nếu dùng lửa mà vải vẫn cháy đen và dẻo quẹo nếu là pha sợi polyester, không tạo muội than thì đó ắt hẳn là hàng Trung Quốc hoặc hàng pha sợi cottong, nilon với tỷ lệ lớn.

Quan sát hoa văn

Bởi lụa tơ tằm được dệt truyền thống bằng khung cửi nên thường nó thường chỉ có một màu hoặc có hoa văn rất đơn giản. Các hoa văn chỉ thường theo khuôn sẵn đơn sơ như tùng, cúc, trúc, mai, rồng, phượng, tròn, vuông…

Vì dệt thủ công nên lụa cũng thường có một vài lỗi nhỏ, dệt không thật sự đều tăm tắp như hàng của Trung Quốc.

Nhìn vào màu sắc

Lụa truyền thống có màu sắc đơn giản và không bắt mắt.

Lụa truyền thống có màu sắc đơn giản và không bắt mắt.

Lụa tơ tằm truyền thống thường chỉ trắng ngà chứ ít khi có màu trắng tinh, do dệt từ tơ tằm. Nếu là lụa trắng tinh thường là lụa đã bị pha các sợi khác.

Hơn nữa, lụa tơ tằm cũng có thể giặt bằng xà phòng và giặt máy mà không sợ bị hỏng, vải không nhăn và không có hiện tượng bị phai màu. 

Lụa tơ tằm truyền thống nếu có giây màu cũng rất dễ giặt nhưng nếu là lụa Trung Quốc thì giặt sẽ bị phai màu nhuộm và nhăn nhúm nhó, dễ hỏng và khó giặt.

Quan sát khổ vải

Khăn quàng tơ tằm thủ công.

Khăn quàng tơ tằm thủ công.

Khung dệt truyền thống chủ yếu chỉ có 2 loại khung với 2 kích cỡ 0,9m và 1,15m. Vì thế khổ vải sẽ không được lớn và do đó nếu may quần áo rộng rãi sẽ có đường nối vải, nối họa tiết, hoa văn.

Trái ngược với lụa tơ tằm “ta”, lụa “tàu” thường có khổ rộng dài miên man, vì thế việc thiết kế quần áo cũng khá thoải mái, cho ra cái nhìn đẹp toàn diện, ít lỗi.

Dựa vào giá cả

Do tính chất dệt thủ công và dùng nguyên liệu sợi từ tằm nhả tơ 100% nên giá thành sản phẩm của lụa thật sẽ cao hơn nhiều so với các mặt hàng Trung Quốc.

 

Theo Mi Trần/Reatimes