Nguyên nhân gây ra chuột rút là gì?
Chứng chuột rút thường không có nguyên nhân rõ ràng.
Tuy nhiên, một số nguyên nhân thường gặp là do tình trạng thiếu nước và chất khoáng trong cơ thể như canxi, magiê, natri và kali.
Điều này có thể xảy ra sau khi tập thể dục, lọc thận, đổ mồ hôi quá nhiều mà không được bù đủ nước và muối, dùng thuốc lợi tiểu, đang có bầu.
Hoặc cũng có thể do ngồi quá lâu, tư thế của chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi, sự giảm độ lõm cần thiết của lòng bàn chân.
Ở mức độ nguy hiểm hơn thì chuột rút xảy ra do bệnh tiểu đường, thiếu máu, hạ đường huyết. Đôi khi, một số bệnh liên quan đến thần kinh như bệnh Parkinson, các bệnh về bắp thịt, các rối loạn về thần kinh... cũng gây ra triệu chứng chuột rút.
Chuột rút là gì?
Chuột rút gây ra cảm giác đau bởi sự co rút, thường là co cơ, có thể do trời lạnh hay hoạt động quá mức, sức khỏe giảm sút hoặc bị ngộ độc.
Tình trạng trên cũng có thể xảy ra ngay trong khi bạn nằm ngủ và có cảm giác hai bàn chân lạnh buốt, hoặc khi bạn chơi đàn dương cầm, đánh máy chữ nhiều.
Sau cảm giác lạnh buốt này, đột nhiên bạn cảm thấy gân tay hay chân co rút lại, không theo sự điều khiển của bạn nữa, đầu ngón tay, chân tái xanh lại vì máu lưu thông không kịp, bạn bị chuột rút.
Làm gì khi bị chuột rút?
Khi bị chuột rút, hãy bấm mạnh môi trên bằng ngón tay trỏ và ngón cái độ nửa phút, sẽ hết.
Bạn có thể dùng bột phấn trị hôi chân sẽ giúp bạn bớt bị cóng bàn chân. Bởi, các tuyến mồ hôi tập trung nhiều nhất ở bàn tay, bàn chân và dưới nách. Khi mồ hôi tiết ra nhiều, nó sẽ bay hơi và làm làn da nơi đó trở nên lạnh hơn. Việc dùng bột phấn rắc vào để hút mồ hôi chân trước khi mang tất sẽ làm chân bớt bị cóng hơn rất nhiều.
Hoặc bạn có thể thường xuyên ngâm tay chân trong nước ấm để tăng sự lưu thông của máu.
Ngoài ra, có thể dùng phương pháp: Với nhiệt độ ấm áp vừa phải trong phòng, bạn cho bàn tay (hoặc bàn chân) vào một chậu nước thật ấm, ngâm độ phút.
Kế đó, bước ra một nơi thật lạnh và lại ngâm tay trong một chậu nước thật ấm trong 10 phút. Làm như vậy mỗi ngày từ 3 đến 6 lần, cách ngày lại tiếp tục như vậy.
Phòng tránh chuột rút thế nào?
Để phòng tránh chuột rút bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chất sắt.
Chất sắt đầy đủ sẽ giúp cho thân thể chống lạnh hữu hiệu hơn. Thực phẩm có nhiều chất sắt bao gồm các loại thịt đỏ (nhớ bỏ hết mỡ), gà vịt, cá, và các rau cải có màu xanh đậm.
Hạn chế dùng cà phê, thuốc lá.
Bởi vì thuốc lá làm máu lưu thông chậm hơn vì chúng tạo nên một lớp màng tích tụ trong hệ thống động mạch.
Chất nicotine trong thuốc lá cũng như cafein trong cà phê có khả năng làm mạch máu bị co nhỏ lại và khiến cho máu giảm tốc độ lưu thông.
Khi máu lưu thông chậm hơn, những nơi xa xôi như đầu ngón tay, chân thường trở nên lạnh vì không tiếp nhận đủ nhiệt lượng cần thiết.