Mạng 5G là gì?

5G viết tắt của từ 5th Generation, thế hệ thứ 5 của mạng di động và đây là thế hệ tiên tiến, hiện đại nhất cho đến thời điểm này.

Theo lý thuyết tốc độ 5G có thể đạt đến 10Gbps (gigabit mỗi giây), thậm chí cao hơn, ngay cả ở vùng rìa phủ sóng, tốc độ vẫn có thể đạt từ 1 đến vài trăm Mbps.

Các nhà phát triển mạng cho rằng, nếu 5G được phủ sóng thì người dùng sẽ được hưởng rất nhiều tiện lợi, như truy cập nhanh, tốc độ download gấp trăm lần và nhiều tính năng giao tiếp tốt hơn giữa các thiết bị cũng được cải thiện.

Ảnh hưởng sức khỏe của mạng 5G

Trước đây, nhiều nghiên cứu về bức xạ điện thoại di động đã phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe như ung thư, bệnh tim mạch, các cơ quan sinh sản,…

Tuy chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về sóng 5G đối với sức khỏe nhưng mạng 5G có tốc độ gấp 10 - 100 lần so với 4G. Và để tạo điều kiện cho tốc độ này, mạng mới sẽ sử dụng sóng milimet (MMWs) thay vì vi sóng như 4 G, 3G,…

Vi sóng gần như bão hòa vì rất nhiều mạng dùng sóng này, do vậy, đến 5G thì chuyển sang MMWs tần số thấp và yếu hơn.

Điều này có nghĩa sẽ cần có nhiều tháp nhỏ gần nhau, nằm mọi ngóc ngách. Vì MMWs thấp cho nên chúng sẽ dễ dàng hấp thụ qua da hơn.

Tiến sĩ Joel Moskowitz (ĐH California) lo ngại rằng, không chỉ gây ra các bệnh về da mà 5G còn ảnh hưởng đến mắt, tinh hoàn, hệ thần kinh và tuyến mồ hôi, nặng nhất là bệnh kháng kháng sinh.

Không chỉ mình Tiến sĩ Joel nhận ra điều này. Hiệp hội các Bác sĩ Quốc tế và hơn 200 nhà khoa học cũng đang kêu gọi ngừng phát triển mạng 5G do lo ngại những tác hại của nó đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, lời cảnh bảo và kêu gọi của họ đã như "muối bỏ biển" khi công nghệ số đang phát triển quá mạnh.

Trong năm 2017 vừa qua, hàng chục thành phố trên thế giới đã triển khai công nghệ mạng 5G và trong năm nay, hàng trăm thành phố đang "hồ hởi" đón chào mạng mới này.

Theo Mi Trần/Reatimes.vn