Mỗi mùa Vu Lan về cũng là dịp để những người con khắp đất Việt hướng về cội nguồn về đấng sinh thành, dưỡng dục. Đó là đạo lý, là phẩm hạnh cũng như truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của người Việt.

Dịp này, tại nhiều ngôi chùa đã tổ chức Đại lễ Vu Lan báo hiếu giúp các Phật tử, người dân có cơ hội hướng đến những đạo hiếu tốt đẹp. Ở đó, dù là người thành đạt, nghèo khó hay quậy phá gây nên lỗi lầm cho gia đình hay đấng sinh thành cũng mềm lòng trước những lời giảng của Phật về đạo làm con.

Những giọt nước mắt dâng trào, những lời tri ân tự đáy lòng hay những giọt nước mắt cũng đủ để nhắn nhủ mỗi người sống tốt hơn với cha mẹ, với tổ tiên...

Nghìn người bật khóc trước nghi lễ bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan báo hiếu  - Ảnh 1.

Đêm ngày 11/8, tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng thuộc Công viên nghĩa trang tâm linh Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn - Hòa Bình) đã diễn ra Đại lễ Vu Lan báo hiếu thu hút hàng nghìn Phật tử, người dân tại địa phương có mặt để tham dự.

Nghìn người bật khóc trước nghi lễ bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan báo hiếu  - Ảnh 2.

Một trong những nghi lễ quan trọng và không thể thiếu đối với Lễ Vu Lan báo hiếu là nghi thức bông hồng cài áo. Nếu ai may mắn còn cả cha lẫn mẹ sẽ được vinh dự cài bông hồng màu đỏ trên ngực; Ai mất cha hoặc mẹ sẽ cài lên ngực bông màu hồng, còn ai kém may mắn mất cả cha lẫn mẹ sẽ cài bông màu trắng.

Nghìn người bật khóc trước nghi lễ bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan báo hiếu  - Ảnh 3.

Trong đạo Phật, nghi thức bông hồng cài áo tại chùa cũng là một lời nhắc nhở đến tất cả mọi người rằng nếu ai còn cha mẹ hãy biết trân trọng, biết yêu thương cha mẹ. Còn những người kém may mắn mất cha mẹ thì tưởng nhớ lại những đấng sinh thành công nuôi dưỡng, chăm sóc.

Nghìn người bật khóc trước nghi lễ bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan báo hiếu  - Ảnh 4.

Bé Thúy vui mừng khi được chính tay mẹ mình cài lên ngực bông hồng màu đỏ. Bé cho biết, bản thân rất vui và hãnh diện bởi hàng ngày được cha mẹ chăm lo miếng ăn giấc ngủ, học hành.

Nghìn người bật khóc trước nghi lễ bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan báo hiếu  - Ảnh 5.

Với những người đã "gần đất xa trời" và cha mẹ cũng về với tổ tiên suốt mấy chục năm họ cũng không khỏi xúc động khi nhớ lại thời thơ ấu được cha mẹ chăm nom, dưỡng dục.

Nghìn người bật khóc trước nghi lễ bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan báo hiếu  - Ảnh 6.

Một người phụ nữ kém may mắn khi 1 trong 2 đấng sinh thành đã về bên kia cõi trần được cài lên bông màu hồng.

Nghìn người bật khóc trước nghi lễ bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan báo hiếu  - Ảnh 7.

Trong giây phút tụng kinh niệm Phật, những bài giảng về đạo lý làm con, công ơn biển trời của cha mẹ khiến hàng nghìn người bồi hồi xúc động.

Nghìn người bật khóc trước nghi lễ bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan báo hiếu  - Ảnh 8.

Những giọt nước mắt của trẻ nhỏ, giới trẻ và cả những người cao tuổi chảy dài trên má khi được lắng nghe những câu chuyện vô cùng xúc động ấy minh chứng rằng các bậc làm con luôn yêu thương và tâm niệm sẽ dành cho mẹ cha những tình cảm chân thành nhất…

Nghìn người bật khóc trước nghi lễ bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan báo hiếu  - Ảnh 9.

Gạt đi giọt nước mắt đồng nghĩa với việc những người con tự căn dặn mình sẽ sống tốt hơn và hướng về cũng như chăm nom cha mẹ nhiều hơn khi chưa quá muộn.

Nghìn người bật khóc trước nghi lễ bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan báo hiếu  - Ảnh 10.

Nhà chùa làm lễ thả đèn hoa đăng, đây là nghi lễ hoa đăng được thắp sáng nhằm tôn vinh những giá trị tinh thần và văn hoá tâm linh.

Nghìn người bật khóc trước nghi lễ bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan báo hiếu  - Ảnh 11.

Người theo đạo Phật tin rằng nghi thức thả đèn hoa đăng sẽ giúp cho ước nguyện của mình được chư Phật chứng giám. Và cũng theo quan niệm nhà Phật, những ngọn nến là biểu tượng cho trí tuệ, ánh sáng chân lý phá tan màn vô minh, u ám.

Nghìn người bật khóc trước nghi lễ bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan báo hiếu  - Ảnh 12.

Bé Hưng được cha mẹ tham gia lễ thả đèn hoa đăng, em cho biết mong ước cho cha mẹ được bình an, nhiều sức khoẻ.

Nghìn người bật khóc trước nghi lễ bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan báo hiếu  - Ảnh 13.

Dù bé trai này còn quá nhỏ để hiểu hết ý nghĩa của nghi lễ thả đèn hoa đăng nhưng trước khi thả bé được cha mẹ nói về việc cầu mong cho tổ tiên của gia đình được yên vui nơi chín suối.

Nghìn người bật khóc trước nghi lễ bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan báo hiếu  - Ảnh 14.

Hàng trăm ngọn hoa đăng được thắp lên đỏ rực, lấp lánh dưới mặt nước mang theo ước nguyện, cầu bình an, an lành và lòng thành kính của người dân gửi đến những người đã khuất.

Nghìn người bật khóc trước nghi lễ bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan báo hiếu  - Ảnh 15.

Ngoài ra, việc thả đèn hoa đăng cũng nhằm mục đích cầu nguyện Quốc thái dân an, cầu nguyện siêu độ cho người đã khuất theo ánh sáng ấm áp mà xả bỏ oan khiên thù hận bước theo con đường giải thoát khổ đau.

Nguồn: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/nghin-nguoi-bat-khoc-truoc-nghi-le-bong-hong-cai-ao-trong-mua-vu-lan-bao-hieu-20190812102026195.htm

Theo báo Gia đình & xã hội