Nữ du khách Việt bị nhà chức trách Singapore ngược đãi tên là Nguyễn Thanh Thủy, hiện làm việc cho một công ty quốc tế. Cô cho biết mình từng được nhận học bổng danh giá của Bộ Ngoại giao Singapore theo học tại một trường đại học tốt nhất tại đảo quốc Sư tử và đã tốt nghiệp được 7 năm.

Nguyễn Thanh Thủy chia sẻ trên Facebook rằng cơ quan hải quan Singapore đã có hành động ngược đãi và hành xử thô lỗ với cô cùng những đồng hương của cô.

Đây là câu chuyện của cô Nguyễn Thanh Thủy được tờ RedWire Times của Singapore thuật lại:

Tôi không phải loại phụ nữ mà bạn cho rằng cô ta làm xấu một điều gì đó để bị đối xử như vậy. Tôi đã đến Singapore từ 7 năm trước với tư cách là một học giả với học bổng của Bộ Ngoại giao và được học tại một trường tốt nhất ở Sing.

Tôi đã là việc tại Singapore được 3 năm cho đến khi trở lại TP.HCM, để tiếp tục làm việc cho một công ty quốc tế. Tôi đi lại giữa TP.HCM và Singapore khá thường xuyên, và hầu hết đều phục vụ cho đi công tác. Có lẽ vì vậy mà tôi đã không hiểu một số quy định về việc đi lại cho khách du lịch.

2:30 sáng: Lúc đó, tôi đang ở bên trong phòng chờ ICA, đó là một phòng khá nhỏ được sơn màu vàng với 10 chiếc ghế cũ kỹ và rất bẩn.

Chúng tôi ngồi trên sàn và hết sức mệt mỏi vì chờ đợi. Tôi lấy chiếc iPad của mình ra chơi game để giết thời gian thì lúc đó có một nhân viên xông ra và bắt đầu cao giọng, tôi nhìn lên và thấy bảng tên của anh ta tên là Tan, anh ta bắt đầu la hét:

T: Cô không được dùng điện thoại ở đây!

Tôi: Xin lỗi, tôi nghĩ chúng ta không thể sử dụng điện thoại, tôi chỉ... (nhìn về biển báo "không sử dụng điện thoại").

T: Thứ kia là gì? Không phải là một điện thoại?

Tôi: Uh, nhưng đây là ipad (và xung quanh tôi không có bảng hiệu nào ghi cấm sử dụng điện thoại).

T: Cô đang chụp ảnh à?

Sân bay Singapore luôn ở đầu bảng về vẻ hiện đại của nó

Tôi: Không, tôi chỉ chơi game trong lúc chờ đợi.

T: Đừng hòng nói dối tôi. Tôi sẽ kiểm tra lịch sử điện thoại, cô nên biết điều đó.

Tôi: Tôi không nói dối. Tôi chỉ chơi game để giết thời gian.

T: Vậy cô muốn tôi phỏng vấn cô hay gửi cô trở về?

Tôi: Tất nhiên tôi muốn anh phỏng vấn tôi.

T: Cô muốn tôi đuổi cô ngay.

Tôi: Không, ông phải phỏng vấn tôi. Tôi đã chờ ở đây rất lâu và ông không hề gọi tên tôi, tôi có thể làm gì đây?

Lúc đó tôi thực sự cảm thấy bực bội. Tuy nhiên tôi biết rằng số phận mình đang nằm trong tay người này, vì vậy tôi đi theo anh ta vào phòng phỏng vấn.

Sau 2 phút phỏng vấn, anh ta không hỏi tôi nhiều lắm và đi ra ngoài. Lúc đó, cơn ác mộng của tôi bắt đầu.

Ngay lập tức họ khóa chúng tôi vào trong phòng chờ và không thông báo bất cứ điều gì. Hầu hết các cô gái khi gặp vấn đề về hồ sơ hay có vẻ xuất nhập cảnh trái phép đều biết rằng họ sẽ bị đưa trở về Việt Nam. Tôi đã cung cấp cho họ tên của sếp tôi để họ kiểm tra, nhưng 1 giờ sau tôi vẫn không thấy động thái gì của những người hải quan đó.

4:30 sáng: Trong căn phòng lúc này, tất cả các cô gái khác đều đang nằm rúc cạnh nhau trên sàn để cố ngủ. Thật sự, tôi không thấy có sự khác biệt gì nếu như ví chúng tôi giống như loài gián. Một cô gái khác đã cố hỏi để đi vệ sinh nhưng không ai trả lời. 10 phút sau một người phụ nữ đứng tuổi đến và bà ta gợi tôi nhớ đến hình ảnh của một người già đi bán rong ở hầu hết các nước.

Nhưng trong trường hợp này thì bà ta mặc áo đồng phục. Ngay lập tức, bà ta bắt đầu la mắng chúng tôi với mọi loại ngữ: " Khi các cô gái khác đi sao cô lại không đi, vì sao hả hả hả...".

4:45 sáng: Họ xông vào và đưa chúng tôi đến một nơi khác, đó là cơ quan an ninh ICAO. Tại đây, họ lấy tất cả hành lý và cất vào trong một chiếc tủ. Một sĩ quan nữ khám xét toàn bộ người chúng tôi và tống năm người chúng tôi trong một căn phòng, trong đó có 4 chiếc giường tầng, rất bí khí và chỉ có 1 chiếc quạt nhỏ. Chiếc giường như sắp long ra khi tôi trèo lên tầng trên cùng, bạn biết không tôi chỉ nặng 40 kg. Sau đó cô ta hắng giọng: "Ngủ đi".

Tôi đi qua lại từ Singapore đến TP.HCM hơn 100 lần trong vòng 2 năm qua (hầu hết là do công việc tư vấn của tôi). Tôi biết các chuyến bay Jetstar đầu tiên sẽ cất cánh vào lúc 7:10 sáng, mà tôi nghĩ có thể họ sẽ đưa về Việt Nam bằng chuyến bay đó, đồng nghĩa chúng tôi không có thời gian để ngủ nhiều

Tôi đã từng thuê phòng theo giờ, một vị trí hoàn hảo ở nơi di trú Changi, với giao thông tuyệt vời, phương tiện và cảnh quan đẹp, chúng tôi phải trả 104 đô la Singapore.

Ở đây với điều kiện vật chất như vậy (họ cũng tính phí theo giờ - 87 đô la Singapore trong 1 giờ, và 104 đô la Singapore cho 2 giờ, và nó có thể lên đến 550 ++ cho 48 giờ). Thật khủng khiếp! Còn dịch vụ hộ tống là 50 hoặc 100 đô la Singapore.

Vì tôi là người duy nhất có thể nói tiếng Anh ở đó, một nữ nhân viên đến bảo tôi đóng số tiền đó. Tôi chỉ đơn giản nói "Tôi không có đủ?" Chỉ cần như thế, cô ta lấy ra một vài tờ khai phô tô trong đó nói rằng chúng tôi không có đủ tiền mặt để thanh toán cho các dịch vụ và các hãng hàng không sẽ phải chịu trách nhiệm.

Sau 6 giờ kinh khủng đó, chúng tôi đã không được cung cấp bất kỳ nước hoặc thực phẩm nào và hành lý đều bị cất giữ. Mỗi người chúng tôi đến chỗ cô ta và ký vào mẫu đơn, và sau đó tất cả mọi người trở về phòng. Cô ta nói "Đi ngủ!"

 

du khách, người Việt, Singapore, Nguyễn Thanh Thủy, cấm nhập cảnh, du-khách, người-Việt, Singapore, Nguyễn-Thanh-Thủy, cấm-nhập-cảnh,

Hình ảnh của cô Nguyễn Thanh Thủy

Và mỗi khi họ gọi chúng tôi, các nhân viên hải quan chỉ sử dụng một cụm từ duy nhất đó là "Việt Nam! Đi! ", như đó là tên gọi mặc định sẵn cho chúng tôi vậy.

Tất nhiên, toàn bộ chúng tôi bị hộ tống ra sân bay để quay trở lại Việt Nam. Tại sân bay hộ chiếu của chúng tôi được một nhân viên hải quan Singapore đưa cho nhân viên của Việt Nam và họ ghi lại tên, số hộ chiếu của chúng tôi vào hồ sơ... Đây không chỉ là cảm giác nhục nhã mà đối với tôi khi bị làm như vậy tôi chỉ giống như một con vật - không có bản sắc, bị dẫn độ và áp giải.

Qua toàn bộ trải nghiệm kinh khủng này, tôi cảm thấy buồn thực sự. Nhưng tôi cảm thấy vui mừng cho tất cả các cô gái bởi vì họ không biết ngoại ngữ, do đó họ sẽ không biết những hành vi phân biệt đối xử được ném ra bởi những "cán bộ". Nhưng tôi hiểu tất cả.

Những sĩ quan, vào cuối ngày, họ cho họ đặc quyền được lăng mạ và sỉ nhục để chế nhạo, đe dọa người khác. Các cô gái thậm chí không biết những người cán bộ đó nói gì, họ chỉ biết sợ hãi, co rúm và tuân thủ.

Đó là 12 giờ kinh hoàng của tôi. Tôi đã không viết bất cứ điều gì chống lại Singapore hay ICA. Đó là một trải nghiệm. Cũng như bài học. Nhưng tôi muốn ghi lại nó, cho những đứa con của tôi biết rằng, mẹ của chúng đã từng trải qua những điều như vậy trong cuộc sống.

Một vài điều tôi muốn làm rõ (vì một số người thắc mắc)

- Tôi chỉ có đi đến phòng đợi ICA khi tôi đến du lịch lần này như một vị khách vì những lần trước tôi đi là vì công việc. Khi đi với mục đích công việc ở Singapore, tôi đã đi qua cánh cửa tự động hóa, do đó tôi cứ ngỡ lần đi du lịch này cũng sẽ như vậy.

- Trông bạn có gì đó khác biệt? => Đó là cách mà họ đối xử với tôi như vậy sao? Khi tất cả phương tiện kết nối của tôi( điện thoại, laptop) bị lấy đi thì tôi có thể liên lạc với ai. Tôi chắc rằng tôi trông không khác gì so với bất kỳ cô gái bình thường.

- Tại sao bạn không trả tiền cho những khoản phí dịch vụ, nếu bạn đã có được vị trí công việc khá như vậy bạn hoàn toàn có thể thanh toán số tiền đó? Đúng, tôi hoàn toàn có thể làm vậy. Nhưng trong tình huống đó liệu bạn có muốn thanh toán tiền cho việc bạn không làm sai?

- Bạn đã cho họ địa chỉ liên lạc, tại sao không ai hồi đáp hay gọi cho bạn? Có, tôi đã đưa cho họ số sếp của tôi. Thật không may khi họ gọi vào 2:30 sáng và cô ấy đang ngủ. Khi sếp tôi gọi lại vào ICA vào buổi sáng sớm, khoảng 8:00, cô ấy gọi lại và họ thông báo rằng họ đã đưa tôi trở lại Việt Nam. Nhưng trên thực tế, chuyến bay của chúng tôi khởi hành vào lúc 11 giờ trưa thay vì 7 giờ sáng. Vì vậy, rõ ràng là họ đã có thời gian để thay đổi quyết định của họ, nhưng họ không làm.

Nguồn: RedWire Times/ Một thế giới/Theo Gia đình Việt Nam