1. Lựu
Lựu là loại hoa quả ngọt mát và nhiều công dụng chữa bệnh song số lượng lựu ở Việt Nam là rất ít bởi đặc trưng đất đai nước ta khó có thể trồng lựu sai quả và to đẹp được như lựu Trung Quốc.
Trong thời điểm hiện tại đang là mùa lựu, các địa điểm bán lựu đều khẳng định bán lựu Việt Nam song thực chất tới 85% số lượng lựu trên thị trường là hàng Trung Quốc. Những quả này chứa nhiều chất bảo quản gây hại cho người sử dụng nhiều, thậm chí gây vô sinh
Lựu Trung Quốc thường có kích thước lớn hơn, vỏ ngoài mịn, căng tròn. Màu của vỏ thường trắng hồng. Trong khi đó, lựu trong nước thường nhỏ hơn, da sần sùi hoặc bị nám. Vỏ thường có màu xanh, đỏ dần khi chín.
2. Táo
Việt Nam hầu như không có các loại táo to, căng mịn và hồng hào được như táo Trung Quốc đang bày bán trên thị trường. Đây cũng là loại quả mà nhiều người biết rõ nguồn gốc là của Trung Quốc nhất.
Ở Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, nông dân Trung Quốc bị phát hiện đã trồng táo trong các túi có chứa thuốc trừ sâu bất hợp pháp. Họ đã quấn các túi có chứa một lượng lớn các hóa chất dạng bột màu trắng xung quanh những quả táo non trên cây (cùng các loại thuốc trừ sâu tiếp xúc trực tiếp với trái cây), và không dỡ bỏ chúng đi cho đến khi táo đã trưởng thành.
Người nông dân cho rằng họ làm như vậy để có được những quả táo tròn hơn, to hơn và sáng màu hơn, đồng thời không có bất kỳ đốm đen hoặc khiếm khuyết nào.
Cộng thêm với quá trình vận chuyển đường dài sẽ khiến các thương lái bơm thêm các loại hóa chất "không ai biết là gì" vào loại quả này khiến cho táo vẫn tươi lâu dù để bên ngoài tới ... nửa năm.
Qúa nhiều những lùm xùm xung quanh táo Trung Quốc khiến cho loại quả này gần như bị liệt vào danh sách "cấm mua" đối với bà nội trợ Việt.
3. Lê
Tương tự như lựu, lê chính gốc Việt Nam có rất ít và hiếm, quả lê cũng thường nhỏ và không được căng tròn, bóng láng như lê Trung Quốc. Và cũng giống như táo, lê trở thành một loại quả hạn chế mua với người Việt vì các loại hóa chất độc hại được bơm vào nó.
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã phân tích ra một mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan. Endosulfan là hoá chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.
Vì những nguy hại này mà người tiêu dùng nên cực kỳ thận trọng khi mua lê, cần phải quan sát thật kỹ để phân biệt lê Việt Nam và lê Trung Quốc.
4. Mận
Mận là loại quả đặc trưng của vùng núi Việt Nam được trồng nhiều ở Lào Cai, Yên Bái song vụ mận rất ngắn và thường kết thúc vào tháng 7 dương lịch hàng năm. Tuy nhiên trên thị trường cho tới tận tháng 10 dương lịch vẫn còn rất nhiều xe bán mận đỏ, mận tím các loại treo biển mận Lào Cai, Hà Giang ... để đánh lừa người tiêu dùng.
Thực tế mận Việt Nam thường xấu mã hơn mận Trung Quốc, mận vào chính vụ quả to, đỏ au và có lớp phấn trắng phủ bên ngoài quả song số lượng rất ít, cung không đủ cầu. Gía mận Việt chính gốc cũng khá đắt còn mận Trung Quốc có giá chỉ bằng 1/2 so với mận Việt.
Kể cả khi chính vụ cũng có hàng chục nghìn tấn mận Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam qua đường biên giới hoặc nhập lậu. Nguồn gốc của loại quả này thường xuyên bị gian dối và người mua hàng cũng luôn luôn ở trong trạng thái "mù mờ".
Bài viết liên quan: Cách nhận biết hoa quả Trung Quốc và hoa quả Việt Nam
5. Đào
Cùng với mận, đào cũng là loại quả bị "đội lốt" Việt Nam trong thời điểm mùa hè nhiều nhất. Đào rộ mùa và hết vụ tương tự với mận và cũng bị kéo dài thời gian bán hàng tới tận đầu tháng 9 dương lịch.
Tuy nhiên đào Trung Quốc được phân biệt khá rõ rệt với đào Việt Nam trừ những loại đào xanh, nhỏ có nét tương đồng với đào miền núi, đào mỏ quạ. Trên thị trường các loại đào Trung Quốc thường to, da căng bóng, màu vàng đỏ thẫm khi ăn có vị nhạt và không có mùi thơm.
6. Cam xanh
Cam Trung Quốc tràn vào Việt Nam cũng khá nhiều và có bề ngoài tương đối tương đồng với các loại cam Việt Nam. Tuy nhiên người tiêu dùng vẫn có thể phân biệt được dựa vào hình dáng bên ngoài của quả cam. Cam xanh Trung Quốc vỏ thường mỏng, quả to, mọng nước và thường không có hạt.
Ngược lại cam xanh Việt Nam vỏ dày, sần sùi, nhiều hạt. Vỏ cam khi gọt có nhiều tinh dầu, vị cam hơi chua nhẹ song rất thơm.
7. Nho
Nho đen và nho xanh của Việt Nam ngon nhất là nho Ninh Thuận và có 2 vụ vào cuối mùa khô và mưa hàng năm. Nho Ninh Thuận có số lượng rất ít và giá thành khá cao. Gía nho Ninh Thuận bán lẻ dao động từu 70.000 đồng - 100.000 đồng/kg nho đỏ và nho xanh.
Tuy nhiên trên các tuyến đường lớn tại Hà Nội vẫn có vô vàn gánh hàng rong treo biển bán "nho Ninh Thuận" với giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg. Một chuyên gia khẳng định rằng số nho ấy chắc chắn là nho Trung Quốc.
Về đặc điểm phân biệt nho Ninh Thuận và nho Trung Quốc, vị chuyên gia cho rằng: "Nho đỏ Ninh Thuận thường tròn trái chứ không dài và to như nho Trung Quốc. Nho xanh Ninh Thuận thì trái thuôn dài và bầu trái hơn"