Táo mèo

Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, phòng ngừa nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mãn tính, hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, lỵ.

Dân gian còn dùng táo mèo chữa trị chứng đầy bụng: Lấy 30g táo mèo khô, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, cần uống 2-3 ngày.

Rối loạn mỡ máu: Lấy 50g táo mèo thái phiến đem nấu với 50g gạo tẻ thành cháo. Sau đó, cho đường phèn vừa ngọt, chia vài lần ăn trong ngày.

Trị huyết áp cao, phòng biến chứng: Sao đen 12g táo mèo, 12g thảo quyết minh, 9g hoa cúc trắng. Sau đó tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút, có thể uống thay trà trong ngày.

Tăng cường khả năng tiêu hóa: Dùng 200g táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300 ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml. Sau khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần.

Chữa gan nhiễm mỡ: Mỗi ngày ăn 5-7 quả táo mèo, hoặc dùng 10-15 quả sắc nước uống. Chữa cao huyết áp, mỡ máu cao: Táo mèo 15gr, lá sen 15gr sắc nước uống thay trà trong ngày.

Đào

Đông y cho rằng, quả đào giúp sinh tân dịch, nhuận tràng, hoạt huyết, hạ huyết áp, chữa chứng khó thở, ho ra đờm, tiêu ứ; có tác dụng chữa chứng khó thở, chữa táo bón, kinh nguyệt không đều.

Không chỉ quả mà hoa đào cũng có tác dụng trị bệnh khi có tính bình, vị đắng, có tác dụng thông tiểu tiện, hoạt huyết, nhuận tràng (hoa đào tươi sử dụng tốt hơn hoa đào khô). Theo “Bản Thảo Cương Mục” của Lý Thời Trân (Trung Quốc) ghi chép, hoa đào thông đại tiện rất nhanh, tiêu tích trệ, trị phù thũng...

Lá đào tuy rằng chứa vị đắng nhưng có tính bình, tác dụng làm tan huyết tụ, giảm đau, lợi tiểu, chống dị ứng, sát khuẩn, chữa lở ghẻ, sưng ngứa, ngâm chữa đau chân. Nhựa đào từ lâu đã được sử dụng làm thuốc chữa đái ra dưỡng chấp và đái tháo đường.

Mận

Mận là loại trái cây vừa ngọt, vừa chua, nhiều nước, vào mùa hè được dùng làm nước giải khát rất được yêu thích. Loại quả này giàu chất xơ, nhiều axit amin, protein và muối khoáng.

Ngoài ra, mận không có chất béo hoặc cholesterol xấu. Đông y đánh giá mận có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, sinh tinh dịch, ăn khó tiêu, khó tiểu tiện.

Tốt cho xương khớp: Theo India Times, mận có thể làm tăng đáng kể mật độ khoáng xương ở cột sống và cẳng tay.

Cải thiện trí nhớ: Các chất chống oxy hóa trong mận giúp hồi phục các tế bào trong não bị tổn thương. Ăn 3-4 quả mận mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả.

Kiểm soát lượng đường trong máu: Mận là loại trái cây có chỉ số đường huyết GI rất thấp, giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Hỗ trợ tiêu hóa: Trong mận chứa nhiều chất xơ và isatin, sorbitol, giúp điều chỉnh chức năng của hệ tiêu hóa. Ăn mận nhiều giúp điều hòa nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón.

Bảo vệ tim mạch: Một quả mận chứa khoảng 113 mg kali, giúp kiểm soát huyết áp cao, giảm nguy cơ đột quỵ và ngăn ngừa các vấn đề tim mạch.

Theo Thanh Vân/Reatimes