1. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Đậu bắp sinh ít nhiệt lượng - calo (khoảng 25 calo với 1/2 bát đậu bắp nấu chín), vì vậy đậu bắp là thức ăn lý tưởng cho những người đang muốn giảm cân.
Chất béo phải nhờ cholesterol nhũ hóa mới vào máu, chất nhầy của đậu bắp khóa hoạt tính của cholesterol nên chất béo không vào máu; cơ thể không được tiếp tế nên sử dụng mỡ tồn đọng và tiêu mỡ khiến cho trọng lượng cơ thể giảm. Đa số người béo phì bị táo bón, vì vậy ăn đậu bắp vừa giảm cholesterol vừa chống táo bón, đúng là món ăn - vị thuốc.
2. Tốt cho tiêu hóa
Một lần nữa chất xơ trong đậu bắp lại "ghi điểm". Với hàm lượng chất xơ cao, quá trình tiêu hóa của bạn cũng diễn ra thuận lợi hơn, bạn dễ dàng đi tiêu thường xuyên mà không bị táo bón. Điều này không chỉ giúp giữ cho trọng lượng của bạn ổn định mà còn làm cho bạn khỏe mạnh hơn.
3. Tốt cho thận
Với tác dụng lợi tiểu, nếu ăn đậu bắp hàng ngày sẽ giúp cơ thể giải độc thân và giúp bạn giảm cân nhờ đào thải được một lượng nước dư thừa. Đây cũng là một "vũ khí" tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng để loại bỏ tình trạng đầy hơi.
4. Giúp kiểm soát nồng độ cholesterol
Chất nhầy của đậu bắp ngoại hấp cholesterol của thực phẩm và của muối mật. Nó giữ cholesterol lại trong ruột, giúp cơ thể tái hấp thu nước, hấp thu những phân tử cholesterol vượt chỉ tiêu rồi bài thải theo phân ra ngoài, do đó giảm được cholesterol huyết.
Những người cholesterol huyết cao, cao huyết áp, đau thắt ngực và các bệnh tim mạch khác nên ăn đậu bắp, vừa giảm cholesterol lại thông tiểu, rất thuận lợi cho bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, nên lưu ý là không ăn đậu bắp cùng lúc với uống thuốc, hãy uống thuốc trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau 2 giờ.
5. Chống ung thư
Nhờ tính chất giàu chất chống oxy hóa, đậu bắp có thể cung cấp các hỗ trợ rất cần thiết cho các tế bào trong cuộc chiến đấu khỏi các gốc tự do - yếu tố có thể dẫn đến ung thư.
6. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Các chất xơ trong đậu bắp giúp "nuôi" vi khuẩn khỏe mạnh, rất cần thiết trong đường ruột của chúng ta, nhờ đó xây dựng khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại virus và nhiễm trùng rất hiệu quả.
7. Hỗ trợ khả năng sinh sản và sức khỏe khi mang thai
Hàm lượng folate trong đậu bắp cao là yếu tố đặc biệt quan trọng mà bạn nên cân nhắc khi muốn bổ sung vào chế độ ăn uống trước khi thụ thai vì nó "làm giảm tỉ lệ dị tật ống thần kinh ở con". Tương tự như vậy, ăn nhiều folate trong thai kỳ giúp hỗ trợ một người mẹ và em bé khỏe mạnh.
8. Giúp ổn định lượng đường trong máu
Hàm lượng chất xơ trong đậu bắp cũng chịu trách nhiệm về việc làm chậm tốc độ hấp thu đường trong đường tiêu hóa. Do vậy, loại thực phẩm này rất thân thiện với người bị bệnh tiểu đường.
9. Giúp giảm các triệu chứng hen suyễn
Trong đậu bắp có hàm lượng vitamin C rất cao mà loại vitamin này có liên quan đến khả năng giảm bớt các vấn đề về đường hô hấp như hen suyễn.
10. Tốt cho sức khỏe của mắt
Chất dinh dưỡng của đậu bắp như vitamin C và A có tác dụng trong việc giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
11. Hỗ trợ xương chắc khỏe
Nhờ vitamin K và folate, đậu bắp cũng được coi là cứu tinh trong việc ngăn ngừa mất xương và chống đỡ bệnh loãng xương.
12. Tốt cho làn da
Hàm lượng vitamin C cao giúp sự phát triển và trẻ hóa tế bào da và collagen, mà đậu bắp lại giàu vitamin C. Vì vậy, không có lý do gì để phủ nhận tác dụng của đậu bắp trong việc giúp da trông mịn hơn, trẻ hơn và khỏe mạnh hơn.