Vào dịp cuối năm, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, trang trí nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới nhiều bình an. Việc lau dọn bàn thờ (còn gọi là bao sái) là quan trọng nhất, cần được làm thật kỹ càng, sạch sẽ không thể tùy tiện và vội vàng làm cho xong chuyện.
Về người lau dọn bàn thờ tổ tiên ngày Tết thì nên để người chủ gia đình đứng ra lo liệu và làm việc, thể hiện lòng thành, sự tôn kính, khi chăm chút cho nơi ngự của thần linh, ông bà nhà mình. Tuyệt đối phải tránh những kiêng kỵ dưới đây nếu không sẽ làm tiêu tán tài lộc của gia đình:
Tỉa và đổ chân hương sai cách
Khi hương đầy, người ta thường tỉa và đổ bớt chân hương. Nhưng việc này không phải ai cũng biết và hiểu cách làm, nếu tỉa hương sai cách sẽ khiến tài lộc tiêu tán .
Cách đúng nhất khi tỉa chân hương là tuyệt đối không được lấy ra hết mà phải để lại 5 chân. Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Không được vứt chân hương bừa bãi, tuyệt đối không được bỏ chân hương ở những nơi bẩn thỉu, vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị các Thần quở trách, dễ gặp xui xẻo, vận rủi. Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây.
Hơn nữa, với tro, bát hương cũ, đồ thờ cúng khi muốn thay thế đồ mới thì phải thả ra đồ cũ sông hồ cho mát hoặc những nơi sạch sẽ. Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ nên hóa đi, chứ không nên để nguyên vứt linh tinh, vừa “phạm”, vừa ô nhiễm môi trường.
Dùng đồ không sạch để lau dọn bàn thờ ngày Tết
Khi đã biết việc dọn bàn thờ ngày Tết rất quan trọng thì bạn cũng không được lơ là việc dùng gì để lau dọn. Những đồ lau dọn bàn thờ như chổi quét, khăn lau, khăn khô đều là đồ sạch, được mua về để dùng riêng cho lau dọn bàn thờ tổ tiên là tốt nhất, hạn chế dùng chổi, khăn lau dọn chung, vốn mang nhiều uế tạp, không đảm bảo sự tôn nghiêm.
Dùng nước lạnh để rửa bài vị
Khi lau rửa bàn thờ thì nên dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh để lau rửa bài vị. Đặc biệt, khi lau bát hương, không nên xê dịch bát hương nhiều, chỉ nên dùng giẻ sạch lau qua thành bát bớt bụi, tàn nhang bám trên đó. Nước dùng để lau dọn bàn thờ, lau bát hương, rửa bình hoa hay chén đĩa trên bàn thờ đều phải là nước sạch, được cất riêng, có nhà cẩn thận còn dùng nước mưa, hay kỳ công nấu hẳn một nồi nước lá trầu, lá bồ để chuẩn bị cho việc dọn dẹp bàn thờ tổ tiên ngày Tết được thanh sạch, trang trọng nhất.
Có thể nấu nước 5 thứ thảo dược (quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn), hoặc rượu gừng để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng. Đun sôi cho kỹ những thảo dược đó với 1,5 lít nước, để ấm rồi dùng nước đó để lau rửa bàn thờ và đồ thờ cúng.
Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Phật luôn ở vị trí trang trọng và luôn được ưu tiên trước nhất. Người xưa quan niệm nếu không làm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần Phật, thần Phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
Di chuyển bát chân hương tùy tiện
Các nhà tâm linh cho rằng, bàn thờ là nơi linh thiêng, phù hộ cho gia đình bình an, ấm no và hạnh phúc. Chúng ta không nên tùy tiện động chạm di chuyển. Điều này sẽ làm Tổ tiên, các vị thần khó an vị để phù hộ cho con cháu.
Ngoài ra, người ta còn quan niệm, nếu di chuyển bát hương quá nhiều sẽ dễ chuyển sang hướng xấu, gây xui xẻo cho gia chủ. Điều này có nghĩa là lòng thành của bạn sẽ không được thần linh chứng giám, gây những điều thiếu may mắn và ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ.
Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ chúng ta chỉ nên lau bát hương sạch sẽ, không được tự ý động chạm hoặc di chuyển kẻo tài lộc tiêu tán.
Quên cho thêm tro, cát vào lư hương
Lư hương trên bàn thờ không chỉ là nơi cắm nhanh sau khi khấn vái của gia chủ, theo quan niệm dân gian đây còn là lư đựng tài lộc của gia chủ. Luôn nhớ, tro trong lư hương phải luôn đầy để tài lộc luôn ăm áp, khi lau chùi chủ nhân cũng không nên di chuyển vị trí. Sau mỗi lần rút chân hương, nên cho thêm tro hoặc cát sạch vào lư hương để tránh “tán tài”.
Không biết một số loại hoa không được trưng trên bàn thờ
Trên bàn thờ tổ tiên cũng thường đặt hoa, các gia đình có thể lựa chọn hoa lay-ơn, hoa huệ, hoa cúc,.. vừa đẹp, tươi lâu đều được, cũng có gia đình đặt một bình hoa và một bình lộc với mong ước một năm mới tài lộc, bình an sẽ đến với mọi người trong nhà.
Nhưng bên cạnh đó cũng có một số loại hoa kiêng cắm trên bàn thờ ngày Tết, bạn có thể tìm hiểu để tránh sai lầm đáng tiếc này có thể khiến nỗ lực của bạn khi dọn bàn thờ ngày Tết đổ sông đổ bể.
Làm vỡ đồ trên bàn thờ
Một số người khi động đến đồ linh thiêng lại càng run, càng hay làm rơi vỡ. Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.
Đây là một trong những điều đại kỵ khi lau dọn bàn thờ. Tốt nhất chúng ta phải cực kỳ cẩn thận, nhẹ tay không được làm vỡ đồ vật. Bởi khi làm đổ vỡ các đồ vật, gia đình sẽ bị ông bà Tổ tiên quở trách và nhiều điềm xấu sẽ xảy ra.
Sắp xếp đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên không đúng vị trí
Trước khi đặt lại đồ thờ lên, dùng 7 tờ tiền vàng đốt rồi hơ 4 phía trên, dưới, phải, trái của bàn thờ. Sau khi đặt lại đồ thờ thì thắp 3 nén hương lên bát hương và vái lạy lần nữa.
Trước khi mang những đồ thờ xuống cọ rửa, hãy nhớ thật kỹ vị trí để sau đó sắp xếp lại cho đúng. Việc để các đồ thờ cúng sai vị trí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc của gia chủ.
Thờ phụng thần linh, tổ tiên, ông bà, chăm chút bàn thờ gia tiên ngày Tết chính là sự hiếu kính, hiếu thuận của con cháu với ông bà, mối liên hệ sợi dây huyết thống, tình thân, gắn kết con cháu với những người đã mất một cách mạnh mẽ và bền chặt nhất. Vì thế, các gia đình nên chú ý một số điều thờ cúng, dọn bàn thờ ngày Tết như trên để có thể vừa đúng nghi lễ và mang lại thịnh vượng đến với gia đình mình.