Việc đăng ký mở thẻ tín dụng là một trong những cách làm đơn giản và nhanh nhất để xây dựng những điểm tín dụng của bạn. Trong trường hợp nếu bạn có ít tiền mặt thì thẻ tín dụng sẽ giúp bạn giảm bớt sự phụ thuộc vào tài chính.
Nhưng thực tế trong việc sở hữu được thẻ tín dụng ở Việt Nam hiện nay còn đăng gặp phải rất nhiều những khó khăn, hiện nay chỉ có 30% các hồ sơ đăng ký lên hệ thống được mở thẻ tín dụng thành công. Cứ 100 người đủ điều kiện mở thẻ tín dụng thì sau thẩm định chỉ có 30 người được cấp thẻ.
Thường thì có rất nhiều các lý do từ chối khiến người mở thẻ tín dụng rất bất ngờ, đặc biệt với những người nghĩ rằng mình là đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng.
Bởi vì các ngân hàng phát hành thẻ phải xem xét và phê duyệt có rất nhiều các yếu tố trên hồ sơ đăng ký cho rủi ro của họ là thấp nhất, dưới đây là 6 lý do khiến việc mở thẻ tín dụng của bạn bị từ chối.
1. Bạn còn quá trẻ chưa đủ tuổi để mở thẻ tín dụng
Cho dù bạn đã có công việc và mức thu nhập ổn định, bạn cũng không thể đăng ký làm chủ thẻ tín dụng nếu bạn chưa đủ 18 tuổi. Hơn nữa, cho dù bên ngân hàng có đồng ý để phát hành thẻ tín dụng cho bạn thì họ cũng không thể kiện bạn hay bất cứ hành động pháp lý nào nếu bạn vi phạm chính sách của họ. Nên việc mở thẻ là rất khó.
Nếu bạn là trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi, bạn vẫn có thể mở thẻ tín dụng được một khi có sự bảo lãnh từ bố mẹ, và lúc này bạn như một người có thẩm quyền được sử dụng tài khoản của bố mẹ.
2. Thu nhập lương hàng tháng không ổn định
Hồ sơ đăng ký mở thẻ tín dụng lúc nào cũng đòi hỏi nguồn thu nhập hàng tháng của bạn. Nhà phát hành thẻ thường yêu cầu một mức thu nhập tối thiểu, nhưng không phải lúc nào họ cũng để rõ trên hồ sơ khi làm thẻ.
Các khoản thu nhập tối thiểu này sẽ phụ thuộc vào từng loại thẻ của từng ngân hàng phát hành thẻ khác nhau. Nếu trường hợp bạn không đủ điều kiện về mức thu nhập tối thiểu mà bên phát hành thẻ yêu cầu thì chắc chắn rằng hồ sơ của bạn sẽ bị từ chối.
Trong trường hợp này, bạn phải đợi nguồn thu nhập của mình tăng lên và đăng ký mở thẻ tín dụng lại như một người mới. Để tránh những trường hợp này, bạn nên xem thông tin chi tiết từng loại thẻ tín dụng hoặc gọi điện trực tiếp cho các nhân viên tư vấn của ngân hàng phát hành thẻ.
3. Những thông tin không tốt về lịch sử tín dụng của bạn
Thông tin về lịch sử tín dụng của bạn sẽ là nhân tố trực tiếp để quyết định đến việc hồ sơ mở thẻ tín dụng của bạn được đồng ý hay bị từ chối. Hiện nay ở Việt Nam đã có 1 trung tâm CIC có thể kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân.
Theo đó các cá nhân, doanh nghiệp có thể mang chứng minh nhân dân hoặc giấy đăng ký kinh doanh đến trụ sở của Trung tâm tại Hà Nội tại số 10 Quang Trung, Hà Đông và TP HCM tại số 68 Nguyễn Huệ, quận I để tra cứu...
4. Bạn còn có quá nhiều khoản nợ
Có càng nhiều khoản nợ thì khả năng bạn đăng ký một khoản tín dụng mới là càng khó. Cho dù bạn có một lịch sử tín dụng tốt và một mức lương thu nhập ổn định thì nhà phát hành thẻ cũng phải xem xét lại những khả năng tri trả thanh toán hàng tháng của bạn khi đã trừ các khoản thanh toán khác của các khoản nợ trước.
Trong trường hợp nếu bạn bị từ chối mở thẻ tín dụng vì có nợ xấu, bạn hãy lên kế hoạch xóa nợ để trả nợ thẻ tín dụng và các khoản vay khác. Phải trả nhiều hơn mức tối thiểu mỗi tháng hoặc trả lại số dư bằng tiền từ tiết kiệm. Nhằm mục đích để giữ được cân bằng ít hơn 30% hạn mức tín dụng, và tỷ lệ nợ trên thu nhập thấp hơn 36%.
5. Công việc của bạn không ổn định
Những thông tin hợp đồng lao động cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cấp thẻ tín dụng cho bạn, nếu bạn thường xuyên thay đổi công việc hoặc có một thời gian bị thất nghiệp thì nhà phát hành thẻ có thể xem việc làm và thu nhập của bạn không ổn định.
Vì thế bạn phải chờ cho đến khi bạn có một công việc mới ít nhất là ba đến sáu tháng trước khi nộp đơn xin mở thẻ tín dụng.
6. Hồ sơ của bạn bị thiếu thông tin
Nếu bạn đăng ký hồ sơ mở thẻ tín dụng một cách vội vàng thì rất có thể vô tình hồ sơ của bạn sẽ thiếu những thông tin cần thiết. Nhà phát hành thẻ luôn yêu cầu phải có các thông tin quan trọng bao gồm có họ tên, địa chỉ, mức thu nhập hằng tháng, bảng sao kê lương, hợp đồng lao động...
Nếu trường hợp bạn bị thiếu một trong các thông tin này, ngân hàng sẽ từ chối ngay hồ sơ đăng ký mở thẻ của bạn. Trong trường hợp này, bạn phải làm đơn xin mở thẻ tín dụng lại.
Để tránh các lỗi này, bạn nên đăng ký hồ sơ online, bạn chỉ cần cung cấp những thông tin cơ bản, sẽ có tư vấn viên liên hệ và tư vấn giúp bạn đăng ký và hướng dẫn điền vào form hồ sơ.