Dọc mùng còn gọi là rọc mùng, ráy dọc mùng, môn ngọt, làmột loại thực vật thuộc họ Ráy bản địa bao gồm vùng nhiệt đới châu Á và lan rộng đến miền đông bắc Úc.

Dọc mùng là một loại rau gia vị quen thuộc thường được sử dụng trong những món canh chua. Không chỉ là món ăn được ưa thích, dọc mùng còn có những tác dụng dược lý nhất định.

 Dọc mùng là một loại rau gia vị quen thuộc thường được sử dụng trong những món canh chua.

Theo y học cổ truyền, dọc dùng có vị cay đắng, tình bình, hơi có độc. Thân, lá của cây dọc mùng có tác dụng làm tiêu đờm, tiêu ứ, giảm ho đờm khó thở, tiêu ứ, trừ giun…

Cứ 100g dọc mùng có chứa 95g nước, 0,25g protein, 3,8g carbohydrat (bột đường), 0,5 chất xơ, 25mg phốt pho, 300mg kali, 48mg canxi, 16mg magiê, 0,03mg đồng, 0,4mg sắt, 0,012mg B1, 0,013mg B2, 0,013mg PP, 3mg sinh tố C và cho 14Kcalo.

Tác dụng chủ yếu của dọc mùng trong bữa ăn là làm rau ăn kèm giảm bớt cảm giác ngán của những loại thực phẩm giàu chất đạm, hơn nữa, nó rất giàu sinh tố vi lượng tốt cho những người thừa cân muốn giảm cân.

Dọc mùng có chứa photpho, kali, canxi, magie, sắt và đặc biệt nhiều chất xơ thấm hút chất béo, cholesterol ở trong ruột, đồng thời cản trở sự hấp thụ cholesterol.

Theo Đông y, dọc mùng có vị nhạt, tính mát, không độc. Dùng thanh nhiệt giải khát. Bẹ dọc mùng khô héo gọi là Phùng thu can có tác dụng thanh nhiệt, giải chất béo rất tốt lại an toàn...

Dọc mùng có chứa photpho, kali, canxi, magie, sắt và đặc biệt nhiều chất xơ thấm hút chất béo, cholesterol ở trong ruột, đồng thời cản trở sự hấp thụ cholesterol.

Một số cách dùng dọc mùng trị bệnh:

- Chữa sởi ở trẻ em dùng 40g phùng thụ can sắc kỹ lấy nước cho trẻ uống.

- Bệnh cảm sốt khi mới mắc, bắt đầu có ho hoặc thấy đau họng hoặc do ăn nhiều đồ béo khó tiêu: dùng phùng thụ can sắc kỹ thật đặc cho uống khi còn nóng. Bài này còn có tác dụng phòng cảm cúm chạy vào trong làm bệnh nặng hơn.

- Các món ăn từ dọc mùng rất thích hợp đối với bệnh nhân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, gút... Người Việt Nam có món ăn dân dã là dọc mùng muối xổi rất được ưa chuộng.

- Dọc mùng muối còn làm tăng hương vị thơm ngon của món canh chua (lươn, cá, tép) bún bung (với thịt, chân giò, móng giò; hay ếch xào dưa môn, dưa môn bóp nước mắm, dưa môn kho cá hú...

Cách muối dọc mùng:

Để an toàn vẫn phải nhớ khử ngứa bằng cách bóp muối dọc mùng trước khi nấu nướng làm từ bẹ môn  ngọt, môn ngọt có nhiều ở vùng quê.

Sau khi cắt, phơi bẹ môn ra sân cho héo mặt, phơi xong dội qua nước cho sạch bùn đất. Lấy từng nắm bẹ môn bẻ gập lại xếp vào lu hoặc vại, cứ mỗi lớp bẹ môn như vậy lại rắc một lớp muối.

Sau đó đậy kín nắp vại để qua ngày, sau đó lấy nước vo gạo đổ ngập bẹ môn,  đậy lên mặt môn vài lớp lá chuối, đóng kín nắp lại, sau 3 hôm sau có màu vàng và có vị chua là được.

Nếu có nước hèm rượu để ngâm, dưa sẽ có mùi thơm ngon hơn. Dưa môn thường được ăn kèm với cá kho, thịt luộc hay bóp nước mắm ớt, xào chung với cá thịt...

Để an toàn vẫn phải nhớ khử ngứa bằng cách bóp muối dọc mùng trước khi nấu nướng làm từ bẹ môn  ngọt, môn ngọt có nhiều ở vùng quê.

Nộm dọc mùng: Dọc mùng bóp muối cho hết ngứa sau đó vắt khô nước rồi cho lạc, chanh, ớt, rau thơm vào trộn đều là được

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam