1. Các loại đồ ăn để lạnh

Nếu bạn dùng quá nhiều thực phẩm lạnh trong lúc đói, sẽ kích thích dạ dày co lại, lâu dần sẽ gây rối loạn phản ứng hóa học giữa các loại enzyme, gây bệnh dạ dày. Ngoài ra, hành động này còn có thể làm tổn hại đến chức năng của các cơ quan nội tạng, gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

2. Cà chua và hồng chín 

Cà chua giàu dinh dưỡng nhưng không nên ăn khi đói.

Cà chua giàu dinh dưỡng nhưng không nên ăn khi đói.

Hai loại quả chín màu đỏ này có chứa lượng pectin, axit tannic cao (chất chát) kết hợp với axit trong dạ dày tạo nên chất quánh khó hòa tan, có thể kết tủa, lắng động thành sỏi dạ dày, dễ gây nên tình trạng buồn nôn, nôn mửa,…viêm loét dạ dày.

Ngoài ra ăn cà chua và hồng cón khiến lưỡi của bạn dễ kết màng, giảm độ nhạy cảm, mất cảm giác với các món ăn sau đó.

3. Qủa chuối 

Magiê và vitamin C trong quả chuối có tác dụng thúc đẩy hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt, nhưng nó sẽ phản tác dụng khi bạn ăn khi "bụng rỗng". Lúc này, hàm lượng magiê sẽ tăng đột ngột trong máu, làm mất sự cân bằng của tim mạch, không có lợi cho sức khỏe.

4. Quả dứa

Các enzyme trong dứa

Các enzyme trong dứa sẽ tổn hại đến dạ dày nếu bạn ăn lúc đói. 

Các enzyme mạnh chứa trong dứa sẽ làm tổn hại đến dạ dày khi nó đang bị rỗng tuếch. Bên cạnh đó các chất dinh dưỡng của dứa cũng không phát huy tác dụng của nó khi trong dạ dày không có lượng thức ăn nào cả.

5. Quả vải tươi

Không những có vị chát mà vải còn chứa vị chua, lương axit dồi dào nếu bạn ăn khi đói chả khác gì đang tra tấn chính mình.

Vải sẽ làm bị say, dạ dày bị “tàn phá” nặng nề, nếu thường xuyên ăn vải khi đói sẽ khiến bạn bị đau, viêm loét dạ dày.

6. Cam, chanh, quýt, bưởi 

Các loại quả có chứa nhiều axit được khuyến cáo không sử dụng khi bạn đang đói.

Các loại quả có chứa nhiều axit được khuyến cáo không sử dụng khi bạn đang đói.

Do chứa một lượng lớn axit hữu cơ, axit tactric, axit xitric nên nếu ăn loại quả này lúc đói, sẽ khiến cho lượng axit trong dạ dày tăng mạnh, gây kích thích không tốt cho niêm mạc dạ dày, làm bộ phận này trương phồng, tràn thừa axit. Điều đó khiến bạn có cảm giác càng đói hơn và làm tăng nặng bệnh đau dạ dày.

7. Khoai lang 

Chất tannin và chất nhựa trong khoai lang sẽ khiến dạ dày tăng tiết axit, hoạt động mạnh gây nên cảm giác cồn cào, khó chịu. Điều này lý giải vì sao khi bạn ăn khoai lang vào thường có cảm giác nóng bụng.

8. Sữa đậu nành 

Nếu uống sữa đậu nành khi đói mà không ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào thì protein trong đậu nành sẽ phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. 

9. Rượu và đồ uống có cồn 

Đồ uống có cồn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bạn sử dụng khi đói.

Nếu bạn uống rượu khi dạ dày trống rỗng, bạn sẽ làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày và nhiều bệnh khác. Lý do, khi đói lượng đường trong máu xuống thấp, bạn tiếp tục nạp đồ uống có cồn sẽ rất dễ xảy ra các hiện tượng chóng mặt, đổ mồi hôi, lạnh và đói cồn cào.

Đặc biệt, nếu lượng đường trong cơ thể xuống quá thấp sẽ nhanh chóng dẫn đến trạng thái hôn mê.

10. Trà xanh 

Trà xanh có rất nhiều công dụng có lợi đối với sức khỏe của bạn như khả năng phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa, nhưng sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa cho dạ dày của bạn, dễ dẫn đến hiện tượng chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi nếu bạn uống lúc đói.

11. Đường

Đường là một loại thực phẩm rất tốt cho tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ thức ăn. Nhưng nếu cái bụng của bạn đang  đói cồn cào mà bạn lại ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường, tức là bạn đang làm tổn hại đến cơ thể của bạn và sức khỏe của bạn.

Vì khi đó, lượng đường trong máu của bạn tăng cao đột ngột nên dễ mắc bệnh không có lợi cho cơ thể.  

 

Khánh Nguyễn (tổng hợp)/ Theo Ngay Nay Online