Hãy tưởng tượng bạn đi bộ dọc theo bờ biển và nhìn thấy nước biển phát sáng màu neon. Đó là chính xác những gì đang xảy ra ngoài khơi bờ biển của quần đảo Matsu của Đài Loan.
Hiện tượng này được gọi là “nước mắt xanh” và chỉ xảy ra dọc theo bờ biển. Trước đây người ta cho rằng nguyên nhân của việc nước phát sáng là do ô nhiễm phóng xạ, nhưng lý thuyết đó đã bị phủ nhận.
Theo Giáo sư Chiang Kuo-Ping, giám đốc của Viện Môi trường biển và sinh thái tại Trung tâm Ưu tú của Đại học Quốc gia về Đại dương Đài Loan.
Nước phát sáng là do Noctiluca scintillans – một loài tảo giáp sinh sống tự do ở biển có khả năng phát quang sinh học. Phát hiện này là kết quả của một thí nghiệm kéo dài bốn tháng về các vùng nước quanh đảo.
Noctiluca scintillans là tên khoa học của một loại tảo phát sáng và không thể quang hợp. Vùng nước biển xung quanh quần đảo Matsu được cho là có nhiều muối dinh dưỡng mà loại tảo này có nhu cầu.
Loài tảo này không sinh độc tố, nên không có nguy cơ gây ngộ độc cho người hay thuỷ sản. Nhưng chúng có khả năng tích tụ ammoniac với hàm lượng cao rồi giải phóng vào môi trường nước.
Hãy cùng xem đoạn video về hiện tượng “nước mắt xanh” này nhé:
Theo Viralnova