Tác nhân gây ô nhiễm ở khắp mọi nơi trong căn nhà của bạn như: bụi thông thường, nước hoa, thuốc lá...

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng con người dành khoảng 90% thời gian của họ ở trong nhà. Vì vậy, đối với nhiều người, những rủi ro đối với sức khỏe do tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong nhà có thể cao hơn so với ngoài trời.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà

Nguồn chính gây ô nhiễm trong nhà là bụi thông thường. Khảo sát tại Mỹ cho thấy cứ 6 phòng trong ngôi nhà (tổng diện tích khoảng 450m2) sẽ “thu” được tới 18kg bụi/năm. Và những hạt bụi li ti này sẽ được tích lũy trong vải bọc ghế, màn, gối, khăn và các đồ nội thất trong nhà… 

Có nhiều nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí trong nhà - Ảnh minh họa.

Ngoài ra, bụi còn tích tụ ở lông vật nuôi, côn trùng, thức ăn, phấn hoa, bào tử, nấm mốc…Tất cả tạo thành một môi trường lý tưởng cho các loại vi sinh vật phát triển, gây bệnh. Thêm vào đó, nếu trong nhà ẩm ướt do thời tiết hay do máy tạo ẩm thì sẽ tạo điều kiện cho bụi ve, nấm mốc phát triển.

Tiếp đến là khói thuốc lá. Ở những nhà có người lớn hút thuốc, không khí độc hại đến mức trẻ em sẽ có nguy cơ rất cao bị hen suyễn, viêm phổi, viêm tai, viêm phế quản; còn người già có nguy cơ bị chứng mất trí.

Nguồn chính gây ô nhiễm trong nhà là bụi thông thường, ngoài ra còn do khói bếp, khói thuốc,... - Ảnh minh họa.

Các hợp chất hữu cơ và vô cơ dễ bay hơi có trong sơn, dung môi, chất tẩy rửa, nước xịt phòng… đều có thể là nguồn gây ô nhiễm.

Trong số các tác nhân hoá học gây ô nhiễm, một số chất đặc biệt nguy hiểm có chứa trong nhiều loại sản phẩm khác nhau trong gia đình. Chúng có nét chung là đều bốc ra mùi hương. Ngoài các loại nước hoa xịt phong, hương hoa trồng trong nhà, còn có mùi của gỗ mới, mùi mực bút viết, mùi cồn... Tổng cộng có khoảng 30 tác nhân hoá học gây ô nhiễm trong nhà. Rất nhiều trong số đó nằm trong danh sách các chất gây ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đó là các chất benzen, trichlorethylene, tetrachlorethylen và formandehit.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà thường cao gấp 2 đến 5 lần so với ở ngoài trời. Những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bao gồm khói, khí ga, bụi và các chất gây ô nhiễm khác. Những chất độc hại này thường được sinh ra từ các thiết bị hiện đại trong nhà, như điều hòa, tủ lạnh, bếp ga,…

Hậu quả của ô nhiễm không khí trong nhà

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí đô thị làm khoảng 800.000 người chết và 4,6 triệu người giảm tuổi thọ trên thế giới mỗi năm. 2/3 số người chết và giảm tuổi thọ do ô nhiễm không khí thuộc các nước đang phát triển ở châu.

Ô nhiễm không khí trong nhà gây ra nhiều bệnh nguy hiểm - Ảnh minh họa.

Các chuyên gia cảnh báo rằng ô nhiễm không khí trong nhà đang ở mức đáng báo động, khi có tới 70% số người được hỏi trong một khảo sát phàn nàn về không khí tại nơi họ ở.

Chúng ta thật sự sống khoảng 90% thời gian bên trong nhà, cho nên không khí bên trong là rất quan trọng cho sức khỏe của chúng ta. Chất lượng không khí trong nhà kém liên quan đến các bệnh phổi - như hen suyễn và dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Những người đã có một bệnh phổi có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí trong nhà.

Làm thế nào để cải thiện không khí trong nhà?

Một trong những yếu tố đầu tiên để cải thiện chất lượng không khí trong nhà là phải sạch. Việc vệ sinh, hút bụi, lau chùi đồ đạc, sàn nhà cần được tiến hành thường xuyên để hạn chế sự lưu cữu của bụi, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, có thể sử dụng các loại điều hòa có chức năng phóng thích I-on Hydro và Oxy hoạt tính, khi kết hợp với các chất có hại gốc OH, nấm mốc, vi khuẩn… các phân tử này sẽ chuyển hoá chúng thành nước vô hại cũng như có khả năng lọc bụi và mạt bụi, vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng trong không khí ở mức cao.

Giữ cho nhà cửa luôn khô ráo, đặc biệt là khi thời tiết ẩm nồm. Việc đóng kín cửa, bật điều hòa sẽ hạn chế hơi ẩm vào nhà hơn là mở tung cửa.

Giữ cho nhà luôn thoáng mát bằng cách mở tung các cánh cửa khi thời tiết cho phép và nếu buộc phải đóng kín cửa thì cần sử dụng hệ thống thông gió cho phòng bếp, phòng tắm, hay các loại điều hòa có chức năng.

Và cuối cùng là phải tạo ra một môi trường không hút thuốc trong nhà cũng như hạn chế sử dụng sơn, chất tẩy rửa, nước xịt phòng…

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/o-nhiem-khong-khi-trong-nha-va-hau-qua-kho-luong-9066.html
 

Theo Kinh Tế Môi Trường