Quinvaxem

Thông tin, sự kiện, hình ảnh, video mới nhất về quinvaxem, cập nhật vào ngày: 20/04/2024

Ngày 18/12, Bộ Y tế cho biết sẽ cho phép triển khai vắc xin ComBE Five thay thế vắc xin Quinvaxem trên quy mô toàn quốc từ cuối tháng 12/2018.

Ngày 13/6, ông Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, dự kiến giữa tháng 6 này sẽ có 833.200 liều ComBE Five do GAVI viện trợ được nhập khẩu về Việt Nam.

Từ tháng 4 tới, một số tỉnh thành tại Việt Nam sẽ thí điểm chương trình tiêm chủng mở rộng một loại vắc xin mới có tên là DPT-VGB-Hib thay vì Quinvaxem như trước đây.

Nguyên nhân khiến bé T.T.H. (Thường Tín, Hà Nội) tử vong sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem được kết luận là bị sốc phản vệ do cơ địa bé mắc bệnh cơ tim giãn.

9h sáng nay, 8/3, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (131 Lò Đúc) đã bắt đầu mở website, nhận đăng ký tiêm 3.080 liều vắc xin dịch vụ Pentaxim 5 trong 1.

Nhiều gia đình không ngần ngại chi hàng chục triệu đồng đưa con xuất ngoại tiêm vắc xin. Các bà mẹ còn tranh thủ kết hợp tiêm phòng cho con và đi du lịch.

Từ đầu năm 2015, đã có 9 ca tử vong sau tiêm Quinvaxem. Trong đó 7 ca do trùng lặp, 1 ca do sốc phản vệ và ca gần nhất là bé ở Hải Dương chưa xác định được nguyên nhân. Ngày 30/10, lãnh đạo Bộ Y tế đã có cuộc họp về vấn đề này.

Nhiều vụ tiêm vắc xin Quinvaxem gần đây gây tử vong cho trẻ khiến không ít người lo lắng. Có nhất thiết phải tiêm loại vắc xin này không và làm sao để đảm bảo an toàn cho con bạn?

Vắc xin Quinvaxem còn được gọi là vắc xin “5 trong 1”. Đây là loại vắc xin phối hợp gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên vi rút viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib) - những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.