Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Một số ý kiến cho rằng, trong bối cảnh nhiều khó khăn như hiện nay, mức tăng trưởng GDP khoảng 6,5% là khá cao, song cũng có ý kiến đánh giá mức này là thấp so với mức 8,83% trong 9 tháng năm 2022.

Quốc hội chốt GDP năm 2023 là 6,5%
Quốc hội chốt GDP năm 2023 là 6,5%

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 được xây dựng trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, có tính đến những yếu tố thuận lợi, khó khăn của năm 2023, bám sát định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Trên cơ sở ước thực hiện GDP năm 2022 đạt khoảng 8% là nền tăng trưởng cao và dự báo bối cảnh thế giới, trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, tác động đến nền kinh tế nước ta, sức ép lạm phát, suy giảm tăng trưởng và suy thoái kinh tế ở một số nền kinh tế, đối tác lớn, dự kiến mức tăng trưởng GDP năm 2023 khoảng 6,5% thể hiện quyết tâm của Chính phủ tiếp tục phục hồi và phát triển bền vững kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện các mục tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, đồng thời để bảo đảm sự hài hòa, linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu cho năm 2023.

recommended by


ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Ở nhà vẫn đầu tư chứng khoán thành công nhờ bộ ebook 0 đồng này!
TÌM HIỂU THÊM
Về mục tiêu tổng quát, Nghị quyết yêu cầu tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh. Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế; quyết tâm thực hiện hiệu quả với nỗ lực cao nhất Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số..

Nghị quyết cũng đặt ra 15 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó đáng chú ý là tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4 - 25,8% ha tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%..

Nghị quyết của Quốc hội cũng nhấn mạnh 10 nhóm giải pháp, nhiệm vụ. Trọng tâm được đặt ra là theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế, giá cả, lạm phát, thị trường thế giới, khu vực, trong nước, kịp thời nhận biết rủi ro để có đối sách phù hợp, điều hành đồng bộ, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định nền tảng vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế hợp lý, hiệu quả.

Bên cạnh đó, tăng cường năng lực thích ứng, chống chịu, bảo đảm sự ổn định của hệ thống tài chính, ngân hàng trong mọi tình huống; thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, tăng cường kỷ luật tài chính, chống thất thu, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí.

Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với các tổ chức tín dụng, tăng cường minh bạch, khắc phục triệt để hiệu quả tình trạng “sở hữu chéo”, cho vay không tài sản bảo đảm không đúng quy định hoặc tài sản bảo đảm được định giá không đúng giá trị, cho vay các doanh nghiệp “nội bộ”, “sân sau”.

Đáng chú ý, nghị quyết nhấn mạnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch COVID19. “Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế; đẩy mạnh sản xuất trang thiết bị y tế trong nước. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách đãi ngộ, cải thiện môi trường làm việc, bảo đảm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới”, Nghị quyết nêu rõ.

Theo congly.vn

Nguồn: https://congly.vn/quoc-hoi-chot-gdp-nam-2023-la-6-5-218296.html