Sinh ra và lớn lên ở vùng đất trung du Phú Thọ, ngay từ nhỏ, tuổi thơ đã biết đến cây sắn. Trước kia, người dân trồng sắn chỉ để lấy củ làm thức ăn chăn nuôi, giá trị kinh tế không cao nên người dân quanh vùng đa phần khó khăn.

Vựa sắn xanh mướt, ngọn để dùng muối dưa

Cũng chẳng biết từ bao giờ, người dân đã biết tận dụng ngọn sắn để làm dưa muối rồi lấy rau nấu canh ăn dần. Chẳng thế mà trước đây, ngoài cái tên rau sắn, người ta còn gọi nó với tên "rau nhà nghèo".

Những năm gần đây, rau sắn bỗng trở lên "hot", được nhiều người ưa chuộng, săn tìm.

Sở dĩ có chuyện này là bởi, không hiểu sao, rau sắn nấu với tép, cá hay với thịt, chân giò, nấu với xương lợn đều cho ra vị ngon đặc biệt, khiến bất kỳ ai một lần được thưởng thức cũng muốn được ăn lại.

Trên diễn đàn ẩm thực, nhiều chị em quê vùng trung du trồng sắn cũng đã hướng dẫn các thành viên cách muối dưa sắn chua, nấu canh dưa sắn. 

Như chị Phan Anh trên diễn đàn chia sẻ, nhà chị ngày xưa nghèo lắm, bố mẹ nuôi chị em khôn lớn nhờ ngọn sắn muối chua ăn qua ngày. Lớn nên điều kiện kinh tế đã khá giả nhưng rau sắn luôn là món ăn hằng ngày của cả gia đình chị và hiện các bé con chị cũng rất thích món dưa rau sắn nấu canh.

Theo chị cho biết thì các nơi khác thường sẽ hái ngọn rau ăn củ nhưng bố mẹ chị sẽ cắm cây thu rau nên ngọn rất mập mạp, khi ăn ngoài vị đơn thuần bùi bùi vùng nào cũng có thì rau quê chị lại có vị giòn giòn ngọt ngọt của cậng, chua thanh của canh.

"Rau sắn ăn khá lạ miệng, một món ăn đáng được thử trong đời", chị Phan Anh tâm sự.

Muối dưa sắn

Bước 1: Trước tiên, bứt lấy ngọn của cây sắn. Lựa ngọn mập non và lá thuôn thì sẽ ngon và mềm hơn. Nhặt lấy lá non, mập rồi rửa sạch, để ráo.

Bước 2: Đem ra mâm vò vừa phải cho rau mục ra rồi rải khoảng 1 nắm muối lên rau.

Bước 3: Cho rau vừa rải muối vào vại hay bình thủy tinh.

Bước 4: Hòa nước muối, nếm thấy vị hơi mặn nhang nhác.

Bước 5: Đổ nước muối vào bình rau và nén lại. Để bình rau chỗ mát, sau 2-3 ngày là đem ra chế biến được.

.Nấu canh dưa sắn

Vắt dưa cho sạch

Dưa sắn nấu với tôm, cua, cá hay gà, xương lợn... đều ngon và có hương vị riêng.

Xào dưa kỹ cùng mỡ (dầu) gia vị mắm muối rồi cho cá

Đầu tiên vắt kiệt nước, cho hơi nhiều dầu (hoặc mỡ) vào xào xoăn rau cùng gia vị cho ngấm, sau đó cho thực phẩm (cá, tôm, gà, lợn... đã xơ chế sạch) ninh cùng rau cho mềm.

Hay xương lợn vào xào, ninh cùng cho mềm, ngấm đều ngon

Vậy là xong món canh dưa sắn bùi bùi, thơm ngon, giòn ngọt vô cùng đưa cơm.

Theo K.N/Gia đình & Xã hội