Nhiệt kế thủy ngân
Được phát minh bởi một nhà vật lý học người Anh, nhiệt kế thủy ngân bao gồm một bình nhỏ chứa thủy ngân và ống thủy tinh chứa độ. Khi tiếp xúc với thân nhiệt của người, thủy ngân sẽ giãn ra và mức thang đo nhiệt độ dâng lên.
Theo review của các mẹ thì nhiệt kế thủy ngân có vẻ chính xác hơn cả. Tuy nhiên, nhiệt kế thủy ngân phải cất giữ cẩn thận bởi tiếp xúc với thủy ngân vỡ rất độc hại.
Thêm một điểm trừ của nhiệt kế thủy ngân là thời gian đo khá lâu, đo độ theo cách truyền thống là kẹp nách trong 5-10 phút sẽ chính xác nhất. Đối với trẻ sơ sinh gặp nhiều khó khăn khi trẻ thường xuyên cựa quậy và mẹ phải kẹp nách giữ yên.
Nhiệt kế điện tử
Nhiệt kế điện tử chạy bằng pin và cho kết quả rất nhanh, chỉ cần đo 10 giây cho đến 1 phút là đã cho kết quả.
Ưu điểm là phần đo của nhiệt kế điện tử nhỏ, vì thế có thể đo được nhiều bộ phận trên cơ thể như trán, tai, hậu môn, cổ,… chứ không nhất thiết phải đo ở nách.
Nhiệt kế điện tử cũng có thể đo được cả nhiệt độ nước, nhiệt độ phòng. Nhiệt kế điện tử có tính an toàn cao hơn bởi nó có khả năng chống sốc và chống va đập mạnh.
Tuy vậy, so với nhiệt kế thủy ngân thì đo không chính xác bằng trong trường hợp cạn pin. Nhiệt kế điện tử cũng có giá cao hơn nhiều so với nhiệt kế thủy ngân.
Nhiệt kế điện tử có nhiều loại:
Nhiệt kế đo tai
Dùng để đo tai khi bị sốt. Nó hoạt động theo cơ chế thu nhiệt tỏa ra từ màng nhĩ và các mô xung quanh chỉ trong 1 giây.
Loại này rất dễ dùng và tiện lợi với gia đình có trẻ sơ sinh vì đo nhanh, kết quả khá chính xác.
Nhiệt kế đo miệng
Loại nhiệt kế này sẽ chính xác nhất khi đặt giữa lưỡi để đo. Tuy nhiên, loại này thường chỉ dùng được cho người lớn.
Đối với trẻ nhỏ sẽ rất khó đo vì phải để yên đo mới chính xác. Và nếu trẻ chẳng may cắn vỡ đầu nhiệt kế sẽ càng nguy hiểm hơn.
Nhiệt kế đo trán
Loại này ít được dùng hơn, đo bằng cách ốp vào chính giữa trán và quét ra vùng thái dương.
Loại này khá chính xác và thường dùng trong các bệnh viện phòng khám để tránh lây nhiễm chéo. Tuy nhiên, đối với gia đình có trẻ nhỏ dùng hơi khó khăn.