Bất thường tại Eximbank đã “lộ thiên”!
Tối 25/3, Eximbank đã công bố thông tin khẳng định việc HĐQT đã tổ chức họp phiên ngày 22/3 để bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú giữ chức Chủ tịch HĐQT theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp (Điều 53) và theo điều lệ Eximbank (Điều 44).
Đồng thời, số lượng thành viên HĐQT tham dự phiên họp này và các phiên họp trước đó đều thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó, có sự đồng thuận của 2 thành viên HĐQT đại diện cho cổ đông Sumitomo Mitsui Banking Corporation (Nhật Bản), là cổ đông chiến lược của Eximbank.
“Tâm điểm” sự việc này xuất phát từ quyết định 112/2019/EIB/NQ-HĐQT của HĐQT Eximbank ngày 22/3/2019 đã thông qua việc miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với ông Lê Minh Quốc – Thành viên HĐQT độc lập. Đồng thời, HĐQT đã bầu ngay Chủ tịch mới là bà Lương Thị Cẩm Tú – Thành viên HĐQT, người mới gia nhập ngân hàng và được bầu vào HĐQT hồi tháng 4/2018.
Soi lại lịch sử hoạt động, Eximbank từng là một ngân hàng được đánh giá "sáng giá" nhưng bắt đầu giai đoạn 2012 - 2013, Eximbank liên tục vướng những lùm xùm liên quan đến việc bị thâu tóm, tranh giành quyền lực...
Chưa dừng lại ở đó, đầu năm 2018, ngân hàng còn vướng vào vòng lao lý khi không chịu trả lại tiền tiết kiệm cho khách mà còn đùn đẩy trách nhiệm. Khách hàng trong phi vụ này là bà Chu Thị Bình đã tố mất hơn 245 tỷ đồng gửi tiết kiệm tại Eximbank chi nhánh TP.HCM.
Sau đó, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Kết quả xét xử đã có 5 người liên quan vụ mất 245 tỷ đồng của khách hàng Chu Thị Bình tại Eximbank bị khởi tố.
Tiếp đó, khách hàng của Eximbank chi nhánh Đô Lương (Nghệ An) là ông Nguyễn Tiến Nam cũng có đơn yêu cầu phải trả lại số tiền 28 tỷ đồng ông gửi tiết kiệm tại ngân hàng khi ông Nam phát hiện số tiền chỉ còn có 195 triệu đồng. Mà kịch bản quen thuộc là người ngân hàng Eximbank rút ruột chiếm dụng của khách.
Như vậy những chuỗi bất thường ở Eximbank dần “lộ thiên” và đã có những vụ việc được pháp luật phân xử. Duy có một điều mà khách quan quan tâm nhất là tân "nữ tướng" Lương Thị Cẩm Tú có đủ “trình” hô mưa gọi gió để “dẹp loạn” ở Eximbank? Hay rồi tới đây, cái tên Eximbank sẽ phai mờ trên bản đồ ngân hàng Việt?
Soi lại “hành trình”nữ tướngLương Thị Cẩm Tú soán “ngai vàng ” tại Eximbank?
Suốt 3 quý sau của năm 2018, nhóm cổ phiếu ngân hàng bị coi như "gặp hạn" cho đến đầu quý 1 năm 2019 mới có sự phục hồi đáng kể như MBB, STB, BID, ACB, VCB, TCB, CTG…
Sáng giá nhấtlà cổ phiếu VCB, dù kết quả tài chính rất triển vọng nhưng tính đến ngày 26/3/2019, mức tăng chỉ hơn 20%. Hay như MBB tăng khoảng 14% và ACB cũng chỉ gần 4%. Đây đều là những cổ phiếu ngân hàng có kết quả kinh doanh và được đánh giá có chất lượng tài sản tốt nhất hệ thống ngân hàng hiện nay.
Tuy nhiên, duy chỉ có cổ phiếu gây bất ngờ với mức tăng giá cao nhất là EIB của Eximbank. Tiếp nối đà tăng trước đó (năm 2017) cho đến đầu năm 2019, cổ phiếu EIB đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/03 tại mức giá 17.600 đồng/cổ phiếu (tăng 0,9%) và nâng mức tăng giá kể từ đầu tháng 1/2019 đến nay lên gần 26%, vượt trội so với cổ phiếu “vua” ngân hàng VCB.
Nếu nhìn vào kết quả kinh doanh mà ngân hàng này đạt được trong năm 2018, sẽ rất khó để lý giải hiện tượng trên. Bởi với chi phí hoạt động và chi phí dự phòng tăng đột biến trong quý IV/2018 (tăng 75% và 239%). Kết quả, ngân hàng Eximbank đã ghi lỗ trước thuế TNDN tới 309 tỷ đồng trong quý IV/2018, kéo lợi nhuận sau thuế TNDN trong năm 2018 giảm 19% so với năm trước đó.
Cùng với đó, năm 2018, Eximbank đã phải trích lập tổng cộng 904 tỷ đồng dự phòng rủi ro. Trong đó, trích bổ sung dự phòng trái phiếu đặc biệt VAMC theo Thông tư 08/2016 của Ngân hàng Nhà nước với số tiền 514 tỷ đồng nhằm rút ngắn thời gian xử lý, tất toán các khoản nợ đã bán cho VAMC. Ngoài ra, trích bổ sung dự phòng khoản phải thu khó đòi liên quan đến 2 vụ việc tiền gửi là 390 tỷ đồng.
Theo một số nhà đầu tư có kinh nghiệm, những giao dịch “sang tay” cùng với các mức giá phiên sau cao hơn phiên trước cho thấy có “hiện tượng” nhà đầu tư lớn đang thu gom cổ phiếu EIB.
Đà tăng của cổ phiếu EIB được thiết lập từ sau khi Vietcombank bán ra 41,69 triệu cổ phiếu EIB trong 2 ngày 4/12 và 6/12/2018 nhằm đưa tỷ lệ sở hữu còn lại của Vietcombank tại Eximbank xuống dưới 5%.
Đồng thời, trong khoảng thời gian từ sau khi Vietcombank bán ra, cổ phiếu EIB của Eximbank xuất hiện nhiều giao dịch “sang tay” có giá trị hàng trăm tỷ đồng. Tính tổng lượng giao dịch “sang tay” trong vòng 2 tháng đầu năm 2019 lên đến 3.155 tỷ đồng cho thấy rất rõ động cơ của bên mua là nhằm mục đích thâu tóm thị phần tại Eximbank.
Dõi theo cả chuỗi dài giao dịch, càng cho thấy động cơ 'sang tay' cổ phiếu EIB không chỉ diễn ra trong thời gian gần đây mà đã "âm thầm" từ trước khi ĐHĐCĐ Eximbank vàotháng 4/2018 và kéo dài cho đến tháng 10/2018 trước khi tăng mạnh trong tháng 12/2018 đến nay.
“Soi” thêm diễn biến giao dịch khối ngoại càng cho thấy ý đồ “thâu tóm” cổ phiếu EIB càng lộ rõ khi lượng giao dịch mua bán khá cân nhau. Vì vậy, có thể thấy cuộc đua gom cổ phiếu EIB thuộc về các nhà đầu tư nội?
Hiện nay, Eximbank vẫn đang được xem là ngân hàng “đại chúng” khi không có một cổ đông nào sở hữu lượng cổ phần chi phối. Tại thời điểm tân Chủ tịch giành quyền, Eximbank chỉ có duy nhất một cổ đông lớn nắm trên 5% vốn của ngân hàng là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật. Hiện SMBC vẫn giữ nguyên 15% vốn Eximbank.
Nhưng thực tế, hiện vẫn còn 2 nhóm cổ đông nữa sở hữu lượng lớn cổ phiếu của Eximbank đó là nhóm từ Ngân hàng Nam Á và nhóm còn lại do bà Ngô Thu Thúy (CTCP Âu Lạc).
Trong khi nhóm bà Ngô Thu Thuý gồm 2 ghế thành viên HĐQT là ông Ngô Thanh Tùng và Lê Minh Quốc thì nhóm từ Ngân hàng Nam Á đã “âm thầm” đưa đại diện đầu tiên trong HĐQT Eximbank hồi tháng 4/2018. Kết quả, chưa đầy một năm sau đó, bà Lương Thị Cẩm Tú chính thức được bầu để nắm quyền điều hành Hội đồng quản trị Eximbank từ ngày 22/3/2019.
Theo điều lệ của ngân hàng, nhóm cổ đông sở hữu từ 10% đến dưới 20% tổng số cổ phần biểu quyết được đề cử tối đa 1 ứng viên. Điều này đồng nghĩa với việc nhóm Nam Á đã “toan tính” hòng sở hữu hơn 10% trước đó là có cơ sở khi tính đến 3/8/2018, bà Lương Thị Cẩm Tú đã chi ra gần 200 tỷ đồng mua vào gần 13,8 triệu cổ phiếu EIB (tương ứng tỷ lệ 1,12% vốn).
Vậy làkhông khó đểnhậnra“ngai vàng” mà tân Chủ tịch Lương Thị Cẩm Tú sẽ ngồi trong kỳ đại hội cổ đông 2019 đã được lên lịch “hành trình” trước đó cả năm trời ?
Trở lại câu chuyện dù chưa biết thực hư việc vội vàng "hất cẳng" ông Lê Minh Quốc trước thềm đại hội cổ đông chỉ có vài tuần như thế nào, nhưng nếu ông Lê Minh Quốc “biến mất” ở ghế điều hành trong kỳ đại hội cổ đông 2019 sắp tới chắc hẳn sẽ khiến cổ đông EIB không khỏi “nghi ngại” cho tương lai của Eximbank? Và tân Chủ tịch Lương Thị Cẩm Tú sẽ “mở lời” thế nào với cổ đông trong đại hội cổ đông thường niên 2019?
Chưa kể bà Tú còn quá trẻ liệu đã đủ bề dày kinh nghiệm để chèo chống một Eximbank vốn đang dính nhiều thị phi? Mà đầu tiên phải kể là diễn biến cổ phiếu trên sàn chứng khoán chỉ để tranh giành, khẳng định quyền lực còn Chủ tịch cũ có động cơ đâm đơn “tố tụng” khắp nơi trong khi uy tín của Eximbank dường như “không còn gì để mất” sau vụ bà Chu Thị Bình được “phơi bày” ra ánh sáng?!
Theo lý lịch trích ngang, bà Lương Thị Cẩm Tú (1980), với học vị là cử nhân chuyên ngành Quản lý Kinh doanh (ĐH Văn Lang); thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (Griggs University). Bà Lương Thị Cẩm Tú cũng từng đảm nhiệm nhiều vị trí trọng yếu trong các tổ chức kinh tế lớn và uy tín như: Phó Tổng giám đốc thường trực phụ trách kinh doanh NamABank; Giám đốc khu vực kiêm Trưởng văn phòng đại diện khu vực miền Trung của MHB; Giám đốc chi nhánh Sacombank; Thành viên Hội đồng quản trị công ty Đường Ninh Hòa, Thành viên HĐQT CTCP Du Lịch Thắng Lợi, Giám đốc phân xưởng đường túi, Công ty Thành Thành Công... |