Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải GTVT mới đây đã có buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế về công tác quản lý chuyên ngành GTVT và đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, sân bay Quốc tế Phú Bài được thiết kế với công suất 1,5 triệu hành khách/năm, nhưng đến năm 2017, lượng khách thông qua cảng đã đạt 1,75 triệu hành khách; tốc độ tăng trưởng trung bình hành khách trong giai đoạn 2014 - 2017 đạt 15%/năm.

Dự báo với mức tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 đạt từ 13-17% thì đến năm 2020 lượng hành khách qua cảng sẽ đạt 3,0-3,5 triệu và đến năm 2025 sẽ đạt 6,5-7,0 triệu hành khách/năm.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu hàng năm thu hút khoảng 3,0 – 3,5 triệu lượt khách đến tham quan, đến năm 2020 đạt chỉ tiêu đón 5 triệu lượt khách.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ đầu tư các khu nghỉ dưỡng kèm sân golf tại vùng ven biển, dịch vụ casino tại khu nghỉ dưỡng trong khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, huyện Phú Lộc; xu hướng kết nối phát triển vùng du lịch Bắc miền Trung từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, lượng khách đến Thừa Thiên Huế dự báo sẽ có những tăng trưởng đột biến, vượt rất xa so với công suất thiết kế hiện nay.

Theo đó, tỉnh đề xuất Bộ GTVT để sớm nâng cấp, mở rộng sân bay Phú Bài nhằm mục tiêu đạt có thể đón 5 triệu lượt khách vào năm 2020.

Chiều 21/3, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải GTVT đã có buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế về công tác quản lý chuyên ngành GTVT và đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh. Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, sân bay Quốc tế Phú Bài được thiết kế với công suất 1,5 triệu hành khách/năm, nhưng đến năm 2017 lượng khách thông qua cảng đã đạt 1,75 triệu hành khách; tốc độ tăng trưởng trung bình hành khách trong giai đoạn 2014 - 2017 đạt 15%/năm. Dự báo với mức tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 đạt từ 13-17% thì đến năm 2020 lượng hành khách qua cảng sẽ đạt 3,0-3,5 triệu và đến năm 2025 sẽ đạt 6,5-7,0 triệu hành khách/năm. Tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu hàng năm thu hút khoảng 3,0 – 3,5 triệu lượt khách đến tham quan, đến năm 2020 đạt chỉ tiêu đón 5 triệu lượt khách. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ đầu tư các khu nghỉ dưỡng kèm sân golf tại vùng ven biển, dịch vụ casino tại khu nghỉ dưỡng trong khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, huyện Phú Lộc; xu hướng kết nối phát triển vùng du lịch Bắc miền Trung từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, lượng khách đến Thừa Thiên Huế dự báo sẽ có những tăng trưởng đột biến, vượt rất xa so với công suất thiết kế hiện nay. Theo đó, tỉnh đề xuất Bộ Giao thông Vận tải để sớm nâng cấp, mở rộng sân bay Phú Bài nhằm mục tiêu đạt có thể đón 5 triệu lượt khách vào năm 2020. Tuy nhiên, do hệ thống hạ tầng, nhà ga phục vụ khách Quốc tế chưa có (đang tận dụng xen ghép bố trí cùng nhà ga nội địa). Mặt khác với lượng hành khách qua Cảng đến nay sản lượng khai thác đã vượt công suất thiết kế và sẽ quá tải nghiêm trọng sau năm 2017. Theo đó cần thiết phải đầu tư mới Nhà ga Quốc tế, đường lăn, sân đỗp/nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu vận tải thực tế và quy hoạch được duyệt.  Đồng tình với đề xuất của tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc đầu tư, nâng cấp Sân bay Quốc tế Phú Bài, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết: Vừa qua, Chính phủ đã có quyết định phê duyệt, điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không cho giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó có Sân bay quốc tế Phú Bài. Cùng với đó, Bộ đã phê duyệt “Kế hoạchp/đầu tư Tổng công ty Cảng hàng không VN-CTCP trong năm 2018.  “ Bộ sẽ sớm tiến hành nhiều công việc liên quan đến Sân bay quốc tế Phú Bài”, Bộ trưởng khẳng định và đề nghị, Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu Quy hoạch điều chỉnh Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt để chỉ đạo việc điều chỉnh lại Quy hoạch chi tiết Sân bay quốc tế Phú Bài. Cần phải đưa vào Quy hoạch chi tiết một số hạng mục phát triển bền vững và lâu dài. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị các cơ quan liên quan của Bộ phối hợp địa phương hoàn thành việc thi công gói thầu số 02 của Dự án Nâng cấp, mở rộng QL49B; giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Sở GTVT Thừa Thiên Huếp/kiểm tra hiện trạng tuyến đường ngang nối QL49B-QL1-QL49A báo cáo Bộ xem xét về việc nâng cấp tuyến đường này thành quốc lộ. Được biết, Tỉnh Thừa Thiên - Huế có đủ các loại hình giao thông chủ yếu gồm đường bộ, đường không, đường sắt, đường thủy nội địa và đường biển; trong đó, hệ thống giao thông đối ngoại (quốc lộ, cảng biển, cảng hàng không) giữ vai trò chủ đạo và hỗ trợ đắc lực cho hệ thống giao thông đối nội của Tỉnh. Do nguồn vốn còn hạn chế, đầu tư chưa đồng bộ nên hiệu quả khai thác chưa cao, gây khó khăn trong việc thúc đẩy triển kinh tế của tỉnh.

Sân bay Phú Bài.

Tuy nhiên, do hệ thống hạ tầng, nhà ga phục vụ khách quốc tế chưa có (đang tận dụng xen ghép bố trí cùng nhà ga nội địa). Mặt khác, với lượng hành khách qua Cảng đến nay sản lượng khai thác đã vượt công suất thiết kế và sẽ quá tải nghiêm trọng sau năm 2017.

Theo đó, cần thiết phải đầu tư mới Nhà ga Quốc tế, đường lăn, sân đỗ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu vận tải thực tế và quy hoạch được duyệt.

Đồng tình với đề xuất của tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc đầu tư, nâng cấp Sân bay Quốc tế Phú Bài, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, vừa qua, Chính phủ đã có quyết định phê duyệt, điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không cho giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó có Sân bay quốc tế Phú Bài. Cùng với đó, Bộ đã phê duyệt “Kế hoạch đầu tư Tổng công ty Cảng hàng không VN-CTCP trong năm 2018".

“Bộ sẽ sớm tiến hành nhiều công việc liên quan đến Sân bay quốc tế Phú Bài”, Bộ trưởng khẳng định và đề nghị, Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu Quy hoạch điều chỉnh Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt để chỉ đạo việc điều chỉnh lại Quy hoạch chi tiết Sân bay quốc tế Phú Bài. Cần phải đưa vào Quy hoạch chi tiết một số hạng mục phát triển bền vững và lâu dài.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị các cơ quan liên quan của Bộ phối hợp địa phương hoàn thành việc thi công gói thầu số 02 của Dự án Nâng cấp, mở rộng QL49B; giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Sở GTVT Thừa Thiên Huế kiểm tra hiện trạng tuyến đường ngang nối QL49B-QL1-QL49A báo cáo Bộ xem xét về việc nâng cấp tuyến đường này thành quốc lộ.

Được biết, Tỉnh Thừa Thiên - Huế có đủ các loại hình giao thông chủ yếu gồm đường bộ, đường không, đường sắt, đường thủy nội địa và đường biển; trong đó, hệ thống giao thông đối ngoại (quốc lộ, cảng biển, cảng hàng không) giữ vai trò chủ đạo và hỗ trợ đắc lực cho hệ thống giao thông đối nội của Tỉnh. Do nguồn vốn còn hạn chế, đầu tư chưa đồng bộ nên hiệu quả khai thác chưa cao, gây khó khăn trong việc thúc đẩy triển kinh tế của tỉnh.

 

Theo Reatimes.vn