Nhiều phụ nữ ngoại quốc phải đặt câu hỏi trong sự xót xa: tết của phụ nữ Việt phải chăng là “cơn ác mộng ngày xuân”?
Quả thật, chuyện phụ nữ vào bếp nấu ăn, rửa bát, trông con, tiếp đãi họ hàng nội ngoại triền miên suốt cả dịp tết, trong khi đàn ông thì ngồi xem tivi, ăn nhậu, tụ tập bạn bè, uống say xỉn là chuyện bình thường. Thậm chí đối với nhiều người thì “cuốn phim đời” ấy đã từ lâu trở nên “thuận mắt”, để nếu thấy điều ngược lại, đàn ông vào bếp, phụ nữ nghỉ ngơi, thì bị coi đó là một nghịch lý. Người phụ nữ sẽ bị chỉ trích vì để chồng làm những việc “vụn vặt” ấy.
Mấy năm trước, cư dân mạng không khỏi xôn xao với tâm sự của một nàng “dâu tây” lấy chồng Việt. Cô dâu này đã không khỏi choáng váng khi thấy cảnh những chị em dâu của mình phải dậy từ 3 giờ sáng để làm cơm, thết đãi họ hàng ngày tết. Nếu họ “ôm chồng ngủ tiếp” thì sáng hôm sau sẽ bị đánh giá là “lười chảy thây”. Cô nhận thấy nhiều phụ nữ “mặt nặng mày nhẹ” khi phải làm những việc như vậy, vì bản thân không thích. Cô khẳng định: “Tôi tin rằng việc đày đọa bản thân như vậy chỉ để chứng minh mình đảm đang tháo vát hay để người khác hài lòng là điều không cần thiết”.
Dường như quan niệm phụ nữ phải biết “nữ công gia chánh” đã bị tận dụng quá đà khi mặc nhiên họ phải làm tất cả mọi việc. Trong bữa ăn tết, khi mâm cao cỗ đầy được bày lên, họ phải nhấp nhổm đứng lên lấy cái này hay cái kia. Thậm chí nhiều người đàn ông ngồi xuống mâm thiếu cái đũa cũng vợ đứng dậy lấy. Hết nước chấm phụ nữ lấy, hâm nóng thức ăn, cũng phụ nữ… trong khi cánh đàn ông ngồi khề khà uống rượu, mặt đỏ lựng, vung tay vung chấn “chém gió”. Nhậu xong, họ say xỉn, nôn mửa để phụ nữ dọn dẹp. Không ít gia đình khi chồng uống say, vợ phải nhờ người khiêng lên giường, thay quần áo, rửa chân cho người chồng say xỉn đang nằm bất động, chẳng khác nào nô lệ thời trung cổ. Đàn ông có đáng trách không? Xin thưa, cũng chỉ một phần. Khi họ cần cái gì, lẽ ra phụ nữ phải để cho họ tự phục vụ bản thân, đằng này lại vội vã làm ngay, điều đó biến người đàn ông trở nên xấu xa hơn, và người đàn bà được cái danh đảm đang tháo vát chiều chồng trong sự tức tưởi.
Bao giờ trong bữa cơm tết, đàn ông và phụ nữ được ngồi bên nhau, cùng nhau thưởng thức những món ngon, đàn ông chăm chút gắp thức ăn cho vợ, phụ nữ trò chuyện với con cái, bố mẹ, họ hàng, cùng đoàn viên, vui vẻ, đầm ấm? Có lẽ viễn cảnh đó chỉ có ở một số ít gia đình ở Việt Nam, khi người phụ nữ hiểu được cái quyền của mình, và đàn ông thì biết yêu thương, tôn trọng phụ nữ hơn.
Một vài phụ nữ đã khẳng định rằng, khi mới lấy chồng, họ bị chồng “sai vặt”, nhưng các chị đã kiên quyết không làm việc đó, đồng thời cũng khéo léo nhờ vả chồng một số việc. Dần dần thói quen sai vặt (có lẽ do ở nhà cái gì cũng được mẹ phục vụ) cũng mất đi, thay vào đó, anh ta biết “nhiệm vụ” của mình là phải làm một số việc chung, một số việc riêng không có trong danh mục như đấm lưng, bóp chân, sấy tóc… cho vợ. Cuộc sống vì thế mà vui vẻ, gắn bó lâu bền một cách tự nguyện hơn những cặp phải chịu đựng và coi hôn nhân chỉ là phương tiện trưởng thành của con cái.
Một cái tết nữa lại sắp sửa gần kề. Biết bao nhiêu người phụ nữ Việt đang thấp thỏm lo tết và biết bao cô dâu Việt đang sợ tết? cũng chẳng thể nào đếm xuể…
quan điểm của tôi. Tết đến tôi tránh né mọi cuộc nhậu nhẹt, cùng vợ lên kế hoạch đưa gia đình đi chơi tết. Cả năm cô ấy đã phải mệt nhọc với công việc, Tết đến phải được vui vẻ nghỉ ngơi, thì tại sao tôi lại để chỉ mình cô ấy quanh quẩn bếp núc, cơm nước, cỗ bàn? Gia đình tôi cũng bình thường như nhiều người khác, nhưng chỉ có tết là hai vợ chồng và con cái không phải đi làm, đi học, cho nên rất thích hợp để đi du lịch. Năm nào rủng rỉnh, chúng tôi mời cả hai bên nội ngoại, năm nào kinh tế eo hẹp hơn thì chúng tôi mua quà biếu hai bên nội ngoại, còn cả gia đình đi “tránh rét” hết tết mới về. Trong những dịp du xuân, tôi đảm nhiệm phần bế con để cô ấy có thể thưởng thức không khí và cảnh đẹp. Vợ tôi luôn yêu đời, yêu chồng và hạnh phúc với gia đình nhỏ. Tôi cũng vì cô ấy mà hạnh phúc.
Đàn bà không sợ tết khi đàn ông biết cảm thông
Trịnh Quốc Hùng (Kỹ sư xây dựng, Công ty UDIC Hà Nội): Tết là thời gian đáng để vui, là lúc người ta có thể yêu thương và trân quý nhau nhiều hơn. Một người chồng tốt nên hiểu Tết ngoài kia vui mấy đẹp mấy cũng không đáng giá bằng trong lòng vợ có Tết. Tết thật sự với vợ là khi có chồng cạnh bên, cùng nhau lo lắng mua quà biếu nội ngoại, mua sắm đồ đẹp cho con cái, chuẩn bị thức ăn cho tết cổ truyền. Dù người đàn ông vốn vụng về chẳng làm được gì nhiều nhưng chỉ cần ở bên cạnh, giúp vợ vặt lông gà, nhặt rau, gói bánh trưng… là đủ thấy vợ mình hạnh phúc rồi.
Phạm Tuấn Anh (kinh doanh tại quận Hoàn Kiếm): Đàn ông hãy thương vợ hơn khi Tết đến xuân về. Trong lòng người phụ nữ có Tết thì hạnh phúc mới có trong nhà. Cứ thử tưởng tượng mà xem, khi phụ nữ phải cắm mặt vào bếp núc, bát đũa và cỗ bàn thì họ có mệt không? có vui không? có thấy hạnh phúc không? Các ông chồng có muốn thấy vợ mặt nặng mày nhẹ, kêu ca suốt cái tết không? Đừng để cô ấy đứng sau hết những vui vẻ tiệc tùng của riêng các anh mà chẳng hay điều gì. Mỗi người vợ đều đáng được yêu thương hơn mỗi ngày. Tết năm nào cũng thế, tôi phụ vợ khoản gà cúng, bánh trưng, mua hoa đào, đưa vợ đi những nơi cô ấy cần mua sắm, tặng cho cô ấy quần áo đẹp và cùng cô ấy chia sẻ việc nhà. Đôi lúc tôi thích nhìn vợ thảnh thơi xem tivi, đọc sách, trong khi tôi ở trong bếp rửa bát. Điều đó thật tuyệt!
Lê Chí Dũng (Cán bộ kinh doanh): "Đàn ông tồi mới để vợ khổ", đó là quan điểm của tôi. Tết đến tôi tránh né mọi cuộc nhậu nhẹt, cùng vợ lên kế hoạch đưa gia đình đi chơi tết. Cả năm cô ấy đã phải mệt nhọc với công việc, Tết đến phải được vui vẻ nghỉ ngơi, thì tại sao tôi lại để chỉ mình cô ấy quanh quẩn bếp núc, cơm nước, cỗ bàn? Trong những dịp du xuân, tôi đảm nhiệm phần bế con để cô ấy có thể thưởng thức không khí và cảnh đẹp. Vợ tôi luôn yêu đời, yêu chồng và hạnh phúc với gia đình nhỏ. Tôi cũng vì cô ấy mà hạnh phúc.