Thị trường ô tô thế giới
Những năm gần đây, thị trường ô tô cổ điển có vẻ bùng nổ, tuy nhiên, năm 2018 lại cho thấy có dấu hiệu chậm lại. Theo báo cáo mới nhất của thị trường xe hơi thế giới ở Anh cho thấy, giá bán của những chiếc xe hơi mang kiểu dáng cổ điển chỉ tăng 1% trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 12, đây là mức tăng chậm nhất trong gần 4 năm qua.
Trong số 2000 mẫu chiếc xe được phân tích theo doanh số bán đấu giá, giá trị bảo hiểm và giá bán tư nhân, chỉ 52% tăng giá bán trong 8 tháng qua và ¼ số đó bị rớt giá thảm hại, dù là những hãng danh tiếng như Aston Martins, Jaguar E-Type và Ferraris cùng một số kiểu dáng cổ điển khác từ thập niên 80-90.
Một báo cáo năm 2017 của chuyên gia hãng bảo hiểm AXA thì giá xe hơi cổ điển đã tăng 192% trong 1 thập kỷ cho đến năm 2015, vượt qua cả các loại tài sản khác như đồ mỹ thuật và rượu vang.
Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2017 thì thị trường ô tô cổ điển tăng trưởng như “rùa bò”, gần như là dừng lại trong những tháng cuối năm 2018.
Jaguar E-Type đời đầu, Aston Martins cổ điển và Ferraris thập niên 1980 đều bị rớt thảm hại. Như chiếc Aston Martin DB4 Saloon đã giảm khoảng 3,5% (giá bán từ 385.500 đến 399.500 bảng Anh).
Tuy nhiên, trong số những mẫu xe cổ điển thì Mazda MX-5 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, tăng đến 8,5% trong 8 tháng qua.
Rõ ràng thị trường ô ô đang biến chuyển từ gu của người dùng. Hơn nữa, việc xe điện đang lên ngôi cũng làm cho thị trường ô tô chạy bằng xăng bắt đầu chững lại chứ không chỉ ô tô dáng cổ điển.
Thị trường ô tô Việt Nam
Đối với thị trường ô tô Việt, tuy chỉ là một thị trường nhỏ bé so với thế giới nhưng vẫn có một số đặc trưng nhất định. Các mẫu xe đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn áp đảo trong suốt 3 thập kỷ qua, còn đối với mẫu xe cổ điển của châu Âu không được ưa chuộng trên thị trường Việt.
Tuy nhiên, cũng theo xu hướng của thị trường thế giới thì thị trường ô tô Việt Nam bước qua 6 tháng đầu năm đang có dấu hiệu chững và giảm dần sản lượng bán ra.
Nguyên nhân vì các nhà nhập khẩu gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn tất thủ tục đáp ứng quy định của Nghị định 116 vừa rồi và Quyết định 23/2018/QĐ-UBND của TP.HCM về thời gian lưu thông trong nội đô đối với xe ô tô chở hàng, ô tô tải cũng là một yếu tố tác động lên thị trường ô tô cả nước.
Đa số, những người mua xe bắt đầu có xu hướng tìm tới những loại xe bán tải nhỏ, xe vans, đáp ứng được các yếu tố về thẩm mỹ, về việc chuyên chở và đặc biệt là không nằm trong phạm vi áp dụng của Quyết định 23/2018/QĐ-UBND, hoạt động lưu thông trong nội đô 24/24h.
6 tháng đầu năm 2018, xe nhập khẩu về Việt Nam nhỏ giọt đã khiến thị trường khan hiếm xe nhập khẩu. Điều này không chỉ khiến giá xe không giảm mà còn tạo nên sự phân hoá rõ nét trên thị trường ô tô Việt Nam giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp.
6 tháng cuối năm, sau khi hoàn tất toàn bộ các thủ tục, những chiếc xe đầu tiên mới được giao đến tay khách hàng. Tuy nhiên, thị trường xe nhập khẩu vẫn rất ảm đạm.
Theo Báo cáo cập nhật nhất của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tính chung cả năm 2018, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 288.683 xe, tăng 5,8% so với năm 2017. Trong đó, ô tô du lịch tăng 27,7%; xe thương mại giảm 19,2% và xe chuyên dụng giảm 48,5%. Xét về xuất xứ, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 10,6% trong khi xe nhập khẩu giảm 6,2% so với năm trước. Tính đến hết tháng 12/2018, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 10,6% trong khi xe nhập khẩu giảm 6,2% so với cùng kì năm ngoái.
Thị trường ô tô Việt Nam đang chờ đợi sẽ bứt phá trong tháng cuối năm bởi đây là thời điểm các hãng xe bắt đầu giảm giá mạnh để kích cầu doanh số.