Thu-hoi-dat-cong
Thông tin, sự kiện, hình ảnh, video mới nhất về thu-hoi-dat-cong, cập nhật vào ngày: 17/11/2024
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có kết luận thanh tra việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác trên địa bàn TP. Đà Nẵng, phát hiện số tiền sai phạm hơn 156,3 tỷ đồng.
Nếu cứ thấy dự án sai phạm là ra quyết định thu hồi một cách cứng nhắc theo kiểu “tham bát bỏ mâm”, sẽ không tránh khỏi việc các nhà đầu tư cảm thấy không yên tâm, thấy mình có thể gặp rủi ro bị thu hồi dự án bất cứ lúc nào thì kể cả có cơ hội lớn doanh nghiệp cũng không dám đầu tư, đặc biệt là khi có những yếu tố liên quan đến đất đai, nhà nước. Đó là chia sẻ của Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO trong chương trình Góc nhìn đa chiều tuần này.
Sẽ không là vấn đề nếu các quyết định hành chính mang tên ‘thu hồi dự án” chỉ nhắm vào những dự án “treo” hàng chục năm, sử dụng sai mục đích hoặc những dự án trì trệ, không hiệu quả. Nhưng nếu mệnh lệnh ấy cứ vô tư “giáng” xuống những doanh nghiệp đang đặt cả số phận, tâm huyết của mình vào dự án với lý do là dự án đó có sai phạm trong quá trình giao đất hay mua bán, chuyển nhượng thì có lẽ hệ lụy sẽ nhiều hơn hiệu quả. Lúc này, Nhà nước có thể bồi thường cho doanh nghiệp về mặt vật chất nhưng uy tín và cơ hội của doanh nghiệp, liệu có thể bồi thường?
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã yêu cầu các sở ngành rà soát cơ sở pháp lý việc ngưng các giao dịch tại 7 khu đất do Tập đoàn Novaland triển khai dự án. Nếu không có quy định pháp luật về việc ngưng giao dịch của người dân mua nhà trong các dự án trên thì phải gỡ bỏ.
Khi một dự án đang được đầu tư, triển khai một cách bài bản bỗng nhiên bị thu hồi vì phát hiện ra sai phạm trong quá trình giao đất hoặc mua bán, chuyển nhượng thì thiệt hại đối với doanh nghiệp, theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường là “không thể bù đắp nổi”. Vậy làm sao để hạn chế hậu quả của việc doanh nghiệp sẽ có thể “ăn phải sạn” khi “nồi cơm” đã được “nấu chín”?
Khẳng định việc thu hồi đất công bị thanh tra sau sai phạm là hoàn toàn đúng đắn, luật sư Nguyễn Sơn Tùng cũng cho rằng, điều quan trọng nhất là cần phải giải quyết thu hồi như thế nào để đảm bảo sự công bằng, không gây thiệt hại với doanh nghiệp. Vị luật sư này khẳng định, doanh nghiệp bị thiệt có quyền khởi kiện đơn vị làm sai.