1. Fansipan

Fansipan là ngọn núi cao nhất Việt Nam được mệnh danh

Fansipan là ngọn núi cao nhất Việt Nam được mệnh danh "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn

Fansipan hay Phan Si Phăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam.

2. Putaleng

Putaleng cao 3.049m, chỉ đứng sau đỉnh Fansipan được mệnh danh là

Putaleng cao 3.049m, chỉ đứng sau đỉnh Fansipan được mệnh danh là

Với chiều cao 3.049m, chỉ đứng sau đỉnh Fansipan (3.143m), Pu Ta Leng ở Lai Châu còn được mệnh danh là "nóc nhà thứ hai của Đông Dương".

Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn thuộc xã Tả Lèng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Pu Ta Leng theo tiếng H’Mông gọi là Pú Tả Lèng, với chữ “Pú” nghĩa là núi.

Rừng Putaleng còn khá nguyên sinh. Đặc biệt rất nhiều hoa đỗ quyên. Cảnh khá đẹp và thơ mộng. Trên đỉnh bạt ngàn đỗ quyên, nếu lên vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 thì vô cùng tuyệt vời.

3. Pusilung

Pu Si Lung là ngọn núi nằm ở biên giới Việt Nam và Trung Quốc, cao 3076 m.

Pu Si Lung là ngọn núi nằm ở biên giới Việt Nam và Trung Quốc, cao 3076 m.

Pu Si Lung là ngọn núi nằm ở biên giới Việt Nam và Trung Quốc, cao 3076 m. Phần Việt Nam của núi thuộc xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Pusilung không nhiều cảnh đẹp lắm. Đoạn lên đỉnh có ít đỗ quyên vàng. Tuy nhiên, do đây là khu vực biên giới (bị cấm săn bắn) nên ở đây có khá nhiều động vật hoang dã như gấu, hổ, khỉ, sóc, rắn… chim chóc tíu tít suốt ngày cũng vui tai.

4. Bạch Mộc Lương Tử

Bạch Mộc Lương Tử là ngọn núi cao 3.046m so với mực nước biển.

Bạch Mộc Lương Tử là ngọn núi cao 3.046m so với mực nước biển.

Bạch Mộc Lương Tử là ngọn núi cao 3.046m so với mực nước biển. Đây là đỉnh núi cao thứ tư tại Việt Nam sau Fansipan (3.143m), Pu Ta Leng (3.096m), Pu Si Lung (3.076m).

Bạch Mộc Lương Tử (Bạch Mộc) cũng là ngọn cao nhất trong dãy núi cùng tên, nằm giữa hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Bạch Mộc không phải là đỉnh dễ leo chút nào. Thử thách đến ngay từ những đoạn đường đầu tiên.

Đường đất, dốc và rất trơn, nếu gặp trời mưa thì vui phải biết. Đoạn lên đỉnh cũng khá nguy hiểm khi phải leo qua một vách đá cheo leo. Không ít người đã phải bỏ cuộc ở đoạn này.

Ki Quan San được biết đến như một địa điểm săn mây lý tưởng. View rộng và thoáng. Nhưng ngoài mây ra quang cảnh không có gì nổi bật. Rừng bị tàn phá nhiều nên hoa hoét cũng ít.

5. Hoàng Liên San

Đây là đỉnh núi mới toanh, chưa có tên trên bản đồ và rất ít người biết đến.  Cao 3012m

Đây là đỉnh núi mới toanh, chưa có tên trên bản đồ và rất ít người biết đến. Cao 3012m

Đây là đỉnh núi mới toanh, chưa có tên trên bản đồ và rất ít người biết đến. Cái tên Khang Su Văn cũng chỉ để tạm đặt. Người dân trong bản gọi đây là Hoàng Liên San (đỉnh Hoàng Liên).

Đỉnh núi nằm giữa hai cột mốc cao nhất Việt Nam 79 và 80. Rừng này có khá nhiều hoa Đỗ Quyên, chủ yếu là trắng vàng. Xung quanh có rất nhiều đỉnh cao chót vót trông khá hoành tráng và đẹp.

6. Tả liên

Núi Tả Liên thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu. Ngọn núi có độ cao 2.993 m

Núi Tả Liên thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu. Ngọn núi có độ cao 2.993 m

Núi Tả Liên (còn gọi là núi Cổ Trâu) thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu. Ngọn núi có độ cao 2.993 m so với mặt nước biển và thuộc top những đỉnh cao nhất Việt Nam.

Khung cảnh núi non hùng vỹ cùng với thảm thực vật rừng nguyên sinh của dãy Tả Liên Sơn đã thu hút các bước chân ưa khám phá.

Nơi đây có nhiều cây cổ thụ và một khu toàn phong là phong. Ngoài ra, núi non ở đây cũng rất hùng vỹ, cũng giống như ở Putaleng, trên đỉnh Tả Liên có rất nhiều hoa đỗ quyên. View rộng nhìn được cả thành phố Lai Châu.

7. Tà chì Nhù

Tà Chì Nhù, thuộc dãy Phu Song Sung theo cách gọi của người dân tộc Thái hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người dân tộc Mông, là đỉnh núi cao thứ 6 Việt Nam (2.979 m)

Tà Chì Nhù, thuộc dãy Phu Song Sung theo cách gọi của người dân tộc Thái hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người dân tộc Mông, là đỉnh núi cao thứ 6 Việt Nam (2.979 m)

Tà Chì Nhù, thuộc dãy Phu Song Sung theo cách gọi của người dân tộc Thái hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người dân tộc Mông, là đỉnh núi cao thứ 6 Việt Nam (2.979 m), nằm trong địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

Luông có rất nhiều tên gọi như Phu Song Sung, Chung Chùa Nhà, Phú Lương… nhưng được mọi người biết đến nhiều nhất với cái tên Tà Chì Nhù.

Nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, đường lên chinh phục ngọn núi cao thứ sáu Việt Nam này được đánh giá là rất khó khăn do khí hậu khắc nghiệt, đòi hỏi sức bền và sự dẻo dai.

Tuy nhiên vẻ đẹp của mây ngàn, gió núi của đỉnh cao này lại rất cuốn hút những tay máy thích săn ảnh và dân phượt mê khám phá.

Thời điểm đẹp nhất để ngắm mây là khoảng từ tháng 10 đến tháng 2 khi khí trời lành lạnh làm cho mây tụ về, cứ quanh quẩn bên núi mãi không tan.

8. Nhìu Cồ San

Nhìu Cồ San là một vùng núi cao thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cao2965m

Nhìu Cồ San là một vùng núi cao thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cao2965m

Nhìu Cồ San là một vùng núi cao thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đây là một khối núi có địa hình phức tạp nổi tiếng của khu vực, trong những đợt gió mùa lạnh giá, Nhìu Cồ San thường chìm trong băng giá.

Nhìu Cồ San cũng là đỉnh khó nhằn nhất mà tôi đã từng leo từ trước đến nay. Mất đến gần 2 ngày mở đường, lạc tứ tung trong rừng.

Dù cung đường không dài lắm, nhưng phải vượt qua rất nhiều vách đá cheo leo và phải len lỏi trong những bụi cây toàn gai. Một điều nguy hiểm nữa ở Nhìu Cồ San là ở đây có rất nhiều thú dữ.

Theo dân bản rừng có gấu, hổ, lợn rừng và rắn. Bản thân những người dân ở đây cũng rất ít khi vào khu rừng này vì từ năm 2013 đến nay đã vài người phải bỏ mạng ở Nhìu Cồ San.

9. Lùng Cúng

Lùng Cúng nằm ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái cao cao 2925m

Lùng Cúng nằm ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái cao cao 2925m

Đỉnh Lùng Cúng được đặt theo tên một bản làng nằm sâu trong vùng núi hiểm trở bậc nhất tại xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái. Một nhóm bạn phải di chuyển quãng đường gần 300 km từ Hà Nội, tiếp đến là cung đường offroad vào bản Tu San. Chọn đúng thời tiết giá lạnh và sương giăng, lại tự mang đầy đủ tư trang khiến hành trình trở nên khó khăn nhưng họ vẫn chinh phục thành công và cùng nhau thực hiện một bộ ảnh độc đáo.

Lùng Cúng nằm ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái. Cách Tú Lệ khoảng 25 km. Đỉnh Lùng Cúng được đặt theo tên một bản làng nằm sâu trong vùng núi hiểm trở bậc nhất tại xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái.

Lùng Cúng rừng nguyên sinh có cảnh quan rất đẹp, khách sẽ bắt gặp những thảm thực vật độc đáo hoặc tán lá phong.

10. Nam Kang Ho Tao

Nam Kang Ho Tao có độ cao 2.881 m

Nam Kang Ho Tao có độ cao 2.881 m

Nam Kang Ho Tao có độ cao 2.881 m. Đường lên đỉnh thuộc bản Thào, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

Điều tạo nên vẻ đẹp của Nam Kang Ho Tao chính là những vách đá dựng cheo leo, những con suối và những ngọn thác to rêu phủ kín. Tuy nhiên, thảm thực vật ở đây lại không có gì nổi bật lắm.

 

Theo Thúy Hà/ Gia đình Việt Nam