Tại điểm du lịch leo núi ở Everest Tây Tạng sẽ đóng cửa tạm thời cho đến khi núi rác được dọn dẹp sạch sẽ, các quan chức Trung Quốc cho biết.
Quyết định này được ban bố chính thức vào tháng trước trước nguy cơ dịch vụ du lịch tại ngọn núi cao nhất thế giới có thể bị đóng cửa do ô nhiễm môi trường.
Dẫn lời ông Kelsang – Phó giám đốc khu bảo tồn Everest, Tân Hoa Xã cho biết, du khách sẽ chỉ được phép đến thăm các khu vực xung quanh núi, như Tu viện Rongpo ở độ cao gần 5.000 mét so với mức nước biển.
Đối với những du khách có giấy phép leo núi cũng phải đảm bảo được các quy tắc bảo vệ môi trường khi đến đây và chỉ được leo núi ở một số khu vực phụ.
Khu vực leo núi chính (cao hơn 5.200 m so với mực nước biển) sẽ đóng cửa trong một thời gian chưa xác đinh, cho đến khi hệ sinh thái tại đây trở lại trong lành và sạch sẽ.
Cuối tháng 1 vừa rồi, truyền thông Trung Quốc cho hay, tổng số người leo núi Everest cố gắng đạt đến đỉnh cao nhất ở độ cao 8.850 m (29.035 ft) ở phía bắc sẽ bị hạn chế xuống khoảng dưới 300 người, tương đương với mức giảm 1/3 và họ chỉ được phép leo núi vào mùa xuân.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã lập ra các trạm phân loại, tái chế và phân hủy rác dọc theo đỉnh núi như trạm phân loại lon, túi nhựa, lều và bình oxy nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.
Giới chức cho rằng đây là hành động đúng đắn để bảo vệ đỉnh Everest. Năm ngoái, các công nhân tại đây đã phải làm việc kịch liệt để thu gom đến 8,4 tấn rác thải ở khu vực leo núi chính. Còn các khu vực xung quanh, đến 335 tấn rác được dọn dẹp và cho đến 200 công nhân vẫn đang phải miệt mài thu dọn rác.
Theo nguồn tin từ CMA, trong 8 năm qua có khoảng 20.000 khách du lịch đến đây để khám phá. Đỉnh Everest không chỉ là nơi dành cho các nhà thám hiểm và leo núi mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng. Hơn 40.000 du khách đã đến đây năm 2015.
Sự tăng trưởng du lịch là đòn kích cầu kinh tế vô cùng hiệu quả cho địa phương nhưng mặt trái của nó lại là sự xuống cấp của hệ sinh thái và phá vỡ truyền thống văn hóa của khu vực. Theo thống kê, trong năm 2017 đã có 648 người lên tới đỉnh Everest và cũng đã có 6 nạn nhân phải nằm lại trên đường chinh phục ngọn núi này do thiếu oxy và khí dưỡng trong lành.