Nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao

Trên toàn cầu, ngành xây dựng đang là một trong những ngành sử dụng nguyên liệu lớn nhất. Chỉ tính ở Anh, vật liệu xây dựng đã chiếm 60% trong tổng số nguyên liệu thô được tiêu thụ.

Theo thống kê dự báo tăng trưởng của Global Market Insights, nhu cầu vật liệu xây dựng riêng ở châu Âu dự kiến sẽ vượt 125 tỷ USD. Đô thị hóa nhanh chóng và dân số di cư ngày càng tăng trong khu vực đã dẫn đến việc xây dựng các khu dân cư mới ngày càng tăng nhanh chóng.

Gỗ đang đi đầu trong ngành vật liệu xây dựng

Gỗ đang đi đầu trong ngành vật liệu xây dựng

Khi một ngôi nhà được dựng thô, sau đó sẽ phải bọc nó lại bằng các lớp xây trát để có thể chống mốc, cách âm, chống cháy,... Thường thì các vật liệu được dùng để “bọc”là xi, trát, ép gỗ, ép nhựa,... Tất cả những vật liệu này hầu như đều chứa formaldehyd (hợp chất hữu cơ có hại sức khỏe).

Sàn gỗ và vật liệu gỗ đang rất được quan tâm nhờ vẻ ngoài tự nhiên và đẹp mắt. Ngành sản phẩm này dự kiến tăng trưởng 5,5% trong năm 2024. Còn đối với phân khúc sản phẩm ván panel cũng chiếm hơn 55% nhu cầu sản phẩm vật liệu xây dựng. Nó được sản xuất bằng cách tận dụng dăm cưa, dăm gỗ và mùn cưa cùng với sợi nhựa tổng hợp. Tất cả các vật liệu trên không chỉ không thể tái chế mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Trong khi đó, vật liệu xây dựng hiện nay hầu hết không hề rẻ. Với các dòng vật liệu tái chế thì chi phí sẽ thấp hơn và chất thải xây dựng được trả lại thiên nhiên sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. Đó cũng chính là tiềm năng cho nền kinh tế sinh học. 

Theo báo cáo, hơn 40 triệu tấn chất thải hữu cơ khô từ nông nghiệp và lâm nghiệp được sản xuất ở châu Âu năm 2014 và 1kg chất thải có thể tái chế được bán với giá 0,85 Euro. Trong khi đó, chất thải để làm ra vật liệu xây dựng sinh học lại được bán ra đến 6 Euro/kg.

Như vậy, nếu loại vật liệu này được sản xuất thì không những tiết kiệm hơn cho ngành vật liệu xây dựng mà vấn đề kinh tế và môi trường cũng được cải thiện.

Vỏ khoai tây, nấm sẽ là loại vật liệu xây dựng hot trong tương lai

Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, tiến độ phát triển các loại vật liệu hữu cơ đang có dấu hiệu rất khả quan. Gạch nấm đang được sử dụng ngày càng nhiều và vỏ khoai tây cũng đang được nghiên cứu để làm thành vật liệu xây dựng.

Mới đây nhất là dự án của hai nhà thiết kế và các nhà khoa học tại London chế tạo vật liệu sinh học từ vỏ khoai tây. Dự án của các nhà khoa học có tên là Chip Board, tạo ra sản phẩm thay thế thân thiện môi trường cho các loại ván nhựa. Chip Board có thể phân hủy sinh học và không chứa formaldehyd hay bất kỳ loại nhựa và hóa chất độc hại nào khác.

Vỏ khoai tây cũng được tận dụng để làm vật liệu sinh học

Vỏ khoai tây cũng được tận dụng để làm vật liệu sinh học

Hay như vỏ đỗ tương hoặc cây đỗ tương, cũng đang được sử dụng để sản xuất các vật liệu giá rẻ thay thế gỗ, có khả năng chống ẩm và chống cháy. Các hóa chất từ đậu tương còn có thể thay thể các loại hóa chất nguy hiểm như formaldehyde, keo dán và các loại sơn.

Tro trấu cũng có thể được dùng để trộn với xi măng để giảm nhu cầu chất độn. Còn vỏ trấu cũng có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất tấm ván.

Vỏ và lá chuối đang được dùng để làm đồ dệt khi chuối chứa nhiều chất xơ, có độ bền cao và cách âm cực tốt.

Vỏ quả hạch (Maderon) là vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm nội ngoại thất có thể tái chế của Tây Ban Nha, chủ yếu làm từ vỏ quả hạch, hạt dẻ và đậu phộng. Các loại vỏ hạt này được cán phẳng rồi trộn với nhựa thông để đổ làm khuôn cho các sản phẩm nội ngoại thất.

Sợi gai dầu là loại vật liệu có thể sản xuất nhanh chóng và hướng đến phát triển bền vững. Từ sợi gai dầu có thể tạo ra nhiều sợi vật liệu xây dựng trên mỗi arce hơn bất cứ loại cây gỗ và cây trồng nào khác. Sợi gai dầu có thể được sử dụng để thay thể gỗ xẻ và hàng loạt các vật liệu khác. Ví dụ các nhà nghiên cứu Đại học bang Washington khám phá ra rằng các tấm ván sợi độ dày trung bình làm từ sợi gai dầu (MDF) bền gấp đôi so với ván làm từ gỗ.

Như vậy, với các vật liệu xây dựng sinh học, người dùng sẽ tiết kiệm kinh tế hơn rất nhiều và giải đáp được bài toán khó thân thiện môi trường, đêm đến cho con người một cuộc sống gần thiên nhiên hơn.

Theo Mi Trần/Đô Thị Mới