Cần phát triển mạnh cho vay tiêu dùng
Theo con số thống kê của Tổng cục Cảnh sát, từ năm 2010 đến hết năm 2014, trên cả nước đã xảy ra khoảng 6.000 vụ việc vỡ nợ, thiệt hại lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Trong đó, có 41 vụ giết người, 318 vụ cố ý gây thương tích, 588 vụ cướp tài sản.
Nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự, côn đồ hung hãn tụ tập thành băng nhóm bắt giữ người trái pháp luật để siết nợ, đòi nợ thuê, truy sát con nợ…
“Bóng tối” của tín dụng đen đã bao phủ từ các ngõ nhỏ cho tới nhiều khu vực của các thành phố lớn.
Với sự biến đổi “muôn hình vạn trạng”, mới đây, tín dụng đen lại đang mang cho mình một vỏ bọc rất nguy hại cho tổ chức tín dụng cũng như khách hàng khi tự nhận mình là đơn vị cho vay tiêu dùng.
Nhiều tờ rơi quảng cáo xuất hiện và đến tay người dân với nội dung cho vay tiêu dùng nhưng không hề có tên tuổi đơn vị cho vay, thay vào đó là số điện thoại liên lạc và lời chào mời hấp dẫn cho vay tiêu dùng nhanh, gọn nhẹ chỉ cần CMND và sổ hộ khẩu.
Đánh vào tâm lý ưa chuộng vay tiêu dùng của người dân mà các công ty cho vay nặng lãi đã lạm dụng vay tiêu dùng để thu hút người vay.
Nhưng khi liên lạc mọi người mới “tá hỏa” nhận ra đây không phải là dịch vụ cho vay tiêu dùng thực sự như hoạt động đang diễn ra của các tổ chức tín dụng như Home Credit
Do đó, trước sự biến đổi khó lường của tín dụng đen, người dân cần tỉnh táo khi lựa chọn đơn vị vay vốn.
Phương pháp tối ưu nhất là hãy đến các địa điểm tư vấn cụ thể của các đơn vị tài chính của Home Credit, FE Credit, HD Saison để nhận được sự tư vấn chi tiết, chuẩn xác nhất.
Ngoài ra, Home Credit cũng đã tổ chức các buổi hội thảo tư vấn giới thiệu về vay tiêu dùng, vay chủ động và cách quản lý tài chính hữu hiệu tại nhiều tỉnh thành nhằm đáp ứng nhu cầu vay, mua trả góp của người dân và góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”.
Nói về vay tiêu dùng, luật sư Trương Thanh Đức - Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nhận định: “Bên cạnh ý nghĩa thúc đẩy giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế, sự gia tăng dịch vụ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính còn góp phần thu hẹp phạm vi hoạt động của “tín dụng đen”.
Theo giải thích của ông Trương Thanh Đức, nếu như trước đây, với những khoản vay tiêu dùng, khách hàng không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng và họ chỉ có cách vay mượn của người thân hoặc tham gia thị trường “tín dụng đen” thì nay, sự phát triển, gia tăng mạnh mẽ của dịch vụ cho vay tài chính đã đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, và nạn “tín dụng đen” nhờ thế được đẩy lùi.
Cho vay tiêu dùng và những lợi ích thiết thực cho xã hội
Nguyễn Thị Kim Thanh (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chia sẻ: “Vay tiêu dùng không chỉ có ý nghĩa với từng cá nhân, mà còn mang lại những tác động tích cực cho toàn xã hội.”
Theo bà Thanh, có 4 lợi ích thiết thực căn bản có thể nhìn thấy ở hoạt động vay tiêu dùng đối với thị trường.
Đầu tiên, dịch vụ này giúp nâng cao cơ hội tiếp cận tài chính cho người dân (đặc biệt là những người dân có thu nhập thấp, không có lịch sử tín dụng – đây là nhóm khách hàng dưới chuẩn thường bị từ chối bởi các NHTM truyền thống), và giúp cho các kế hoạch tiêu dùng diễn ra suôn sẻ giữa các chu kỳ biến động của thu nhập, do vậy góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng công bằng xã hội.
Tiếp đó, vay tiêu dùng góp phần gia tăng sự hiểu biết về tài chính cho các nhóm khách hàng mới, tầng lớp dân cư ít tiếp cận các dịch vụ ngân hàng.
Nhờ đó, giúp họ quản lý tốt hơn các giao dịch tài chính cá nhân, cũng như tạo nền tảng để nhóm khách hàng này có thể sẵn sàng sử dụng các dịch vụ tài chính khác, bao gồm các dịch vụ ngân hàng truyền thống.
Thứ ba, sự phát triển của vay tiêu dùng sẽ làm giảm nhu cầu đối với các dịch vụ tín dụng phi chính thức, do đó, hạn chế “tín dụng đen”.
Và cuối cùng, vay tiêu dùng được xem là một công cụ quan trọng làm tăng cầu hàng hóa, qua đó làm tăng sản lượng và tạo thêm các cơ hội việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia.