Thực hư việc uống rượu lẫn bia thường nhanh say hơn?
Chia sẻ với Công Lýchuyên gia thực phẩm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, việc uống bia lẫn rượu không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng này.Việc say hay không phụ thuộc vào lượng cồn đưa vào cơ thể người uống.
Việc say hay không phụ thuộc vào lượng cồn đưa vào cơ thể người uống (Ảnh minh họa)
100ml rượu 40 độ thì có 400g etanol, 100ml bia có 5g etanol, 100ml rượu vang có 13,5g etanol. Khi đang uống rượu nặng, người uống chuyển sang uống bia thì nồng độ cồn sẽ loãng hơn, bia cũng làm mềm môi hơn nên uống được nhiều hơn nhưng sau đó sẽ dẫn tới việc say đứ đừ, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.
Nhiều người cho rằng, do mình uống bia rượu lẫn lộn nên say nhanh hơn. Tuy nhiên, dù uống bia hay uống rượu bạn đều say và việc uống rượu trước hay bia trước đều không có tác dụng gì hết. Bởi vậy, việc dân gian truyền miệng “bí quyết” rằng “rượu trước bia sau chỉ có chết, bia trước rượu thì chẳng sao hết” là không chính xác.
Làm sao để uống rượu lẫn với bia mà không bị say?
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành thí nghiệm đối với một nhóm sinh viên thường xuyên sử dụng bia rượu. Các chuyên gia đã rút ra kết luận dựa vào đánh giá sức mạnh của những loại đồ uống này.
Bia chỉ mạnh bằng 1/3 – 1/2 rượu vang, vì vậy uống bia trước đồ uống có cồn nặng hơn sẽ ít bị ngộ độc hơn và nhiều khả năng sẽ tránh được tình trạng say bí tỉ.