Như phóng viên đã thông tin, dự án hạ tầng khu dân cư số 05 - giáp Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân, Thanh Hóa (gọi là Dự án) do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển năng lượng Vinaconex làm chủ đầu tư - có diện tích hơn 14 nghìnmét vuông.Tuy nhiên, trong khi chưa được cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất (từ đất nông nghiệp sang đất ở) thì đơn vị này đã rao bán tràn lan cho khách hàng làm nhà ở.
Các tài liệu mà phóng viên Reatimes có được cho thấy, có hàng loạt cán bộ thuộc huyện Thường Xuân nhận chuyển nhượng đất từ đơn vị nàytại Dự án. Đáng chú ý, tại mặt bằng này xuất hiện hàng loạt công trình xây dựng kiên cố trên phần đất mà Vinaconex P&C đã chuyển nhượng, nhưng chưa được cấp có thẩm quyền giao, chuyển đổi mục đích sử dụng.
Điều đáng nói là những thiếu sót, vi phạm tại dự án nói trên đều “qua mặt” chính quyền sở tại (huyện Thường Xuân), Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Thanh Hóa một cách dễ dàng.
Hàng loạt cán bộ từ cấp huyện cho tới cấp Sở đều đã bị kiểm điểm, xử lý kỷ luật vì có liên quan tới vi phạm tại dự án nói trên. Tuy nhiên, điều mà dư luận lo ngại chính là việc cơ quan quản lý hợp thức hóa cho vi phạm tạiDự áncó thể tạo ra tiền lệ xấu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương.
Trao đổi với phóng viên Reatimes Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban dân nguyện thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội thẳng thắn cho rằng, cần xem xét, làm rõ dấu hiệu lợi ích nhóm (nếu có) liên quan tới những thiếu sót, vi phạm trong dự án nói trên.
“Luật đã quy định rất rõ ràng về việc xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai. Những vi phạm trong lĩnh vực này không phải cá biệt. Vừa qua tại Thanh Hóa đã phát hiện ra có chuyện chính quyền cấp 4 sổ đỏ trên 1 thửa đất cho một cá nhân để họ đi lừa người khác.
Thế thì với một dự án lớn như thế, sai phạm lớn như thế, mà cơ quan có thẩm quyền đề nghị hợp thức hóa cho họ thì phải xem xét lại cơ quan chuyên môn, cơ quan có trách nhiệm làm việc như thế nào? Nếu làm như vậy thì nhờn pháp luật và không thể chấp nhận được.
Trong trường hợp này, chỉ xem xét kỷ luật cán bộ thôi chưa đủ. Phải xem họ có vụ lợi hay không vụ lợi? Nếu anh vụ lợi thì phải xử lý. Nếu có dấu hiệu hình sự thì xử lý hình sự. Nếu vi phạm trắng trợn, có lợi ích nhóm thì càng không thể chấp nhận được. Trong trường hợp này có thể thu hồi dự án và xử lý nghiêm cán bộ làm sai. Việc này cần phải đánh giá toàn bộ sự việc một cách cẩn thận, khách quan", Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng cho rằng, việc cơ quan có thẩm quyền huyện Thường Xuân đưa ra lý do không biết nên làm sai là lý giải thiếu tính thuyết phục.
Trong khi đó Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban pháp luật Quốc hội đặt ra những nghi vấn xung quanh những tồn tại của dự án này: “Việc sai phạm trong xây dựng, quản lý đất đai để rồi phạt cho tồn tại là chuyện không hiếm. Có những những trường hợp công trình vi phạm bị xử phạt hành chính sau đó phải tháo dỡ. Cũng có trường hợp có dấu hiệu lợi ích nhóm trong việc thực hiện phạt hành chính rồi cho công trình, dự án tồn tại.
Đối với vụ việc này, điều khó hiểu là, tại sao chính quyền sở tại lại không hay, không biết vi phạm? Đâu phải việc thực hiện dự án (xây khu dân cư, nhà ở) một ngày là xong mà không biết? Tôi nghĩ trong vụ việc này cần xem xét đến dấu hiệu lợi ích nhóm thậm chí tiêu cực chứ không phải sai phạm đơn thuần.
Về phía doanh nghiệp, không tự nhiên họ dại gì mà bỏ tiền của ra để làm dự án, mua bán để (lỡ) sau này chính quyền không đồng ý cho thì họ mất (dự án). Có câu chuyện “đi đêm” giữa doanh nghiệp với cơ quan chức năng không? Vụ việc cũng không chỉ đơn thuần là vấn đề doanh nghiệp không biết, chính quyền không hay mà làm (sai) chuyện đó”, Đại biểu Phạm Văn Hòa đặt nghi vấn.
Vị Đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, cần xem xét, xử lý nghiêm khắc trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước tại các cấp để tránh tái diễn những trường hợp tương tự.
Điều 106 Luật Đất đainăm 2013 quy định về việc đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp như sau: 1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây: a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó; b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận. 2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây: a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp; b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp; c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai. 3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai. |
Liên quan tới vụ việc "Công ty CP ĐTXDPT năng lượng Vinaconex (viết tắt là Vinaconex P&C) bán “chui” hàng nghìnmét vuôngđất chưa được giao, chuyển đổi?",ngày12/12/2018, trao đổi với phóng viên Reatimes, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, trong trường hợp đơn vị có vi phạm về trình tự thủ tục giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì phải xem xét thu hồi sổ đỏ đã cấp.
GS. Đặng Hùng Võ giải thích: "Trường hợp chưa được cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì cơ quan có trách nhiệm không được thực hiện quyền gì cả. Do vậy, vụ việc có dấu hiệu cấp"chui" giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hay nói cách khác, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền (Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng chưa được tỉnh giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất là sai và phải thu hồi sổ đỏ đã cấp",GS. Đặng Hùng Võ nêu ý kiến.