Tất cả các loại đường ăn đều theo cơ chế là sucrose hoặc fructose, tuy nhiên chúng lại ảnh hưởng đến cơ thể với mức độ khác nhau.

Sucrose là một disaccharide, trong khi fructose là monosaccharide. Sucrose bị phân hủy thành glucose và fructose.

Glucose đi vào máu và làm tăng lượng đường trong máu. Mức độ đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu, dẫn đến sâu răng và nướu răng.

Fructose thì khác, nó không đi vào dòng máu như glucose. Nó đi đến gan trước tiên để gan có thể lọc và không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, nếu bạn đang ăn quá nhiều thì nó sẽ chuyển thành chất béo xấu (triglycerides) có hại cho cơ thể.

Loại đường nào cũng có mặt tốt và mặt xấu. Điều quan trọng là bạn không nên ăn nhiều và ăn chậm từ từ.

Đường ăn kiêng stevia

Đường stevia làm từ lá cây stevia. Nó không chứa đường và calo do vậy cũng sẽ không làm tăng lượng đường trong máu.

Chất ngọt trong stavia chỉ là hoạt tính sinh học, không hề có hại đến cơ thể bạn. Ngoài ra còn có thêm đặc tính chống viêm và giảm lượng calo trong cơ thể.

Tuy nhiên, nhược điểm là đường stevia rất ngọt và nếu bạn ăn nhiều sẽ rất dễ gây nghiện đồ ngọt khác.

Mật ong

Là sự pha trộn của cả hai loại đường fructose và glucose. Ưu điểm của nó là đặc tính chống vi khuẩn, do vậy nó còn được dùng để chữa đau họng, giảm ho.

Tuy nhiên, nhược điểm của mật ong lại là chứa rất nhiều đường ngọt, calo và carbs.

Đường dừa

Chủ yếu chứa sucrose và một số chất dinh dưỡng. Nó được chiết xuất từ nhựa cây dừa, màu nâu tự nhiên gần giống đường đỏ.

Đường dừa chứa lượng nhỏ các chất khoáng như magiê, kali và insulin, chất xơ có lợi sức khỏe.

Tuy nhiên, nó vẫn có nhược điểm là chất ngọt có hàm lượng calo cao và chuyển hóa thành một chất có tên gọi glycation, phá vỡ các collagen khiến bạn chóng già.

Đường mía

Là loại đường chứa sucrose, được chiết xuất từ cây mía và không tinh chế. Dạng đường này vẫn giữ lại một số mật đường và độ ẩm, do đó mà calo rất ít và bạn không cần quá lo lắng khi dùng nhiều.

Tuy nhiên, nhược điểm của đường mía là nó hơi đắng và có dạng đặc nên bạn có thể ăn không quen.

Đường cây thùa (avega)

Nghe thì có vẻ lạ lẫm nhưng đường này cũng đang được bán ở một số cửa hàng nhập khẩu trên thị trường.

Ưu điểm của đường này là có lượng đường cực kì thấp nên ít gây ảnh hưởng đến đường huyết.

Nhược điểm của đường này là không hề phù hợp với những người bị bệnh tiểu đường. Đường thùa cũng rất khó tiêu hóa và không có lợi cho gan.

Đường nâu

Là loại đường sucrose. Nó được tách ra từ quá trình tinh chế mật đường, do đó nó ít ngọt hơn.

Ưu điểm của đường này chứa một lượng nhỏ chất xơ và chất khoáng. Thế nhưng đường này không tan trong nước, do vậy bạn chỉ có thể dùng để nấu.

Nhược điểm là lượng dinh dưỡng của nó quá thấp và không có lợi cho sức khỏe.

Đường trắng

Được làm từ củ cải đường hoặc múa, cung cấp hương vị nhẹ nhất, dễ tan, dễ pha đồ uống ấm lạnh và cũng hợp với chế biến món ăn.

Nhược điểm là nó đều phải trải qua quá trình tinh chế hóa học.

Chất ngọt nhân tạo

Được làm dành cho người ăn kiêng. Nó không phải là đường và không chứa calo.

Tuy nhiên, chất ngọt nhân tạo thường được tổng hợp từ các chất hóa học như splenda và sucralose, maltodextrin, phụ gia để tăng cảm giác no và nó cũng không hề có lợi cho sức khỏe.

Theo Mộc Trà/Đô Thị Mới