Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn

 Nguyên nhân khách quan:

+ Cá nhân/Doanh nghiệp vay vốn gặp những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình như : Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố,… Do vậy việc sử dụng vốn vay và vốn của doanh nghiệp không đạt hiệu quả, mất hoàn toàn về vốn của cả doanh nghiệp và của cả vốn vay ngân hàng.

+ Tình hình kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tín như : Biến động của giá vàng thế giới, giá dầu mỏ, giá một số ngoại tệ mạnh hoặc giá một số vật tư chủ yếu có xu hướng tăng cao.

Xử lý thế nào với nợ quá hạn khi vay vốn ngân hàng?

 Nguyên nhân chủ quan:

+  Về phía ngân hàng: khi quyết định cho vay, thiếu căn cứ khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử  dụng vốn và hoàn trả nợ của cá nhân/doanh nghiệp, do vậy đã đưa vốn vào những cá nhân/doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn, nợ tồn đọng, hoặc cũng có thể do nguyên nhân từ phía đạo đức của người cán bộ tín dụng, cố tình cho vay để vì mục đích lợi riêng cho mình.

+  Về phía cá nhân/doanh nghiệp vay vốn:  Quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiền vay về không có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp vay vốn làm ăn kém hiệu quả, nợ phải trả tăng trong đó có nợ vay ngân hàng.

+ Bản thân doanh nghiệp thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặc thiếu ý thức trong vấn đề trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến nợ ngân hàng mặc dù khả năng tài chính của doang nghiệp có.

Trong trường hợp phát sinh nợ quá hạn, ngân hàng và các Cá nhân/doanh nghiệp có liên quan cần phải có biện pháp xử lý. Trước hết phải tìm mọi biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế sự xuất hiện của nợ quá hạn.

Khi đã phát sinh phải tìm mọi biện pháp để xử lý và thu hồi nợ quá hạn. Hiện nay các ngân hàng đã thành lập công ty quản lý và khai thác tài sản mang tính cục bộ.

Xử lý thế nào với nợ quá hạn khi vay vốn ngân hàng?

Xử lý thế nào với nợ quá hạn khi vay vốn ngân hàng?

Làm gì khi nhận khoản nợ quá hạn từ ngân hàng?

Như vậy, có thể thấy, khi vay tiền ngân hàng, để thuận lợi cho những lần vay sau, bạn nên lưu ý đóng gốc, lãi đúng hạn và đẩy đủ (lưu ý là phải đầy đủ nữa, vì dù chỉ thiếu 1 đồng lãi hoặc gốc thì khoản vay của bạn cũng sẽ vẫn bị tính là quá hạn).

Nếu bạn mới bị quá hạn, hoặc nhóm 2,3 nhưng đã trả đủ thì bạn yên tâm, ngân hàng sẽ không tịch thu hoặc phát mại tài sản của bạn, vì mục tiêu cuối cùng của ngân hàng là thu đủ gốc và lãi khi cho vay chứ không phải phát mại tài sản.

Nếu nằm trong những trường hợp nợ xấu thì khả năng được vay vốn của bạn trong những lần tiếp theo sẽ gặp khó khăn rất nhiều, do đó cách tốt nhất là bạn không nên để tài khoản vay của mình vào rủi ro khi không có khả năng tài chính ổn định để trả nợ ít nhất trong vòng 3 tháng.

Việc vay vốn ngân hàng cho những mục đích tiêu dùng cá nhân và không có đầu tư sinh lời không nên trở thành một khoản vay phải trả nợ quá hạn do đó trước khi vay vốn người đi vay cần cân nhắc thật cẩn thận trước khi vay ngân hàng để không phải chi trả thêm những khoản phí đắt đỏ hơn nhiều so với giá trị thực tế của món vay.

Nếu bị nợ xấu kéo dài, ngân hàng sẽ xử lý thế nào?

Rất có khả năng trong thời gian dài bạn chưa tìm được công việc mới, khoản vay của bạn sẽ rơi vào nợ quá hạn, sau đó đến mức nợ xấu theo quy định ngân hàng.

Mức lãi suất phạt nợ quá hạn ngân hàng áp dụng thường là 150% lãi suất đối với vay thế chấp, còn vay tín chấp thì tùy từng ngân hàng, có ngân hàng phạt tiền mặt, có ngân hàng phạt bằng lãi suất.

Những hành động cụ thể của ngân hàng khi xảy ra tình trạng nợ quá hạn như sau:

- Gọi điện thông báo cho người vay, làm việc trực tiếp để xem xét hoàn cảnh khó khăn của bạn và yêu cầu bạn trả nợ.

- Thông báo đến cơ quan, doanh nghiệp nơi bạn đang công tác để cơ quan, doanh nghiệp đó hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ.

- Bàn giao cho 1 bên thứ 3 chuyên thu hồi nợ để thúc giục bạn tìm nguồn thu nhập mới trả nợ cho ngân hàng.

- Nếu các cách trên không khả quan, ngân hàng có thể kiện bạn ra tòa để giải quyết khoản vay của bạn theo luật dân sự.

 

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam