1. Bơ thực vật – Margarine
Mọi người nghĩ rằng ăn bơ thực vật an toàn, hỗ trợ tốt cho người giảm béo, tiểu đường,…. Thực chất là nó không chút gì có lợi, các nhà khoa học đã chỉ ra hàng tá chất có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả ung thư và bệnh tim trong bơ thực vật.
Loại bơ truyền thống tốt cho sức khỏe, được làm từ sữa bò bị coi là không tốt vì chứa chất béo bão hòa. Thực tế là chất béo bão hòa trong bơ truyền thống rất giàu axit linoleic giúp chống lại bệnh ung thư và tiểu đường, thậm chí nó còn có thể giúp bạn giảm cân, điều mà bơ thực vật không làm được.
2. Xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng
Theo Everyday Health, nếu trong chế độ ăn uống của bạn có nhiều các loại thực phẩm như thịt xông khói, xúc xích hay lạp xưởng thì có thể gây ung thư hoặc bệnh tim mạch.
Tổ chức Y tế Thế giới đã dán cảnh báo “gây ung thư cho con người” bên ngoài nhãn sản phẩm thịt chế biến.
Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Mỹ – Mike Adams cũng cho biết hầu hết thịt chế biến có chứa sodium nitrite – một tiền chất gây ung thư.
3. Nước sốt đã khử mỡ
Không giống như tên gọi, thực tế loại thực phẩm này không có tác dụng tốt như loại nước sốt chưa khử chất béo. Đơn giản là vì chúng không chứa các axit béo và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.
Trong quá trình sản xuất, để tách chất béo nhiều công ty lạm dụng si-rô đường, fructose ngô, thành phần nhân tạo và nhiều thành phần khác để duy trì hương vị nhưng chúng đã được chứng minh là gây nhiều tác hại cho sức khỏe.
4. Khoai tây chiên
Những miếng khoai tây chiên giòn lại là món ăn chứa nhiều chất béo và calo. Bên cạnh đó, thành phần của khoai tây chiên còn chứa nhiều acrylamide, là một loại hóa chất được sinh ra trong quá trình chiên thực phẩm ở nhiệt độ cao. Chất này được biết đến là chất có thể gây ung thư, thậm chí tử vong nếu tiêu thụ nhiều.
5. Cà chua đóng hộp
Bạn rất yêu thích món cà chua đóng hộp và nghĩ rằng thực phẩm này không thể gây hại cho mình? Thực ra trong sản phẩm này có chứa chất bisphenol-A, một loại estrogen tổng hợp có liên quan đến nhiều bệnh, từ sinh sản đến tim mạch, tiểu đường và béo phì.
Bên cạnh đó, một chất trong vỏ hộp là bisphenol A (BPA) cũng có thể ngấm vào cà chua đựng bên trong hộp. Với hàm lượng a-xit lớn có trong cà chua là điều kiện cho BPA thấm nhanh hơn. Chất này gây rối loạn nội tiết, ức chế sản xuất tinh trùng, tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
6. Nước ngọt
Tiến sĩ Patricia Bannan, tác giả Eat Right When Time Is Tight, chia sẻ trên The Huffington Post rằng, hãy luôn luôn nói không với soda. Soda có chứa calo, đường, thành phần nhân tạo và không hề có lợi ích dinh dưỡng.
Vị tiến sĩ giải thích: “Nó không chỉ quá ngọt, mà còn gây lãng phí năng lượng. Một lon soda có gần 40 gam đường và nghiên cứu cho thấy, lượng đường dư thừa có thể dẫn đến béo phì và vô số các vấn đề sức khỏe khác”.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, uống 2 lon soda 1 tuần sẽ có nguy cơ ung thư tuyến tụy cao gần gấp đôi. Isabel Drake, một nhà nghiên cứu tại Đại học Lund (Thụy Điển) cũng cho biết, những người uống nhiều nước ngọt có ga sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 40% so với bình thường.
Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention (Mỹ), những phụ nữ mãn kinh “ghiền” thức uống ngọt có nhiều nguy cơ phát triển thể ung thư tử cung, được gọi là ung thư nội mạc tử cung týp 1 phụ thuộc vào estrogen.
7. Bỏng ngô “nổ” bằng lò vi sóng
Theo báo cáo của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), lớp phủ bằng hóa học được sử dụng trong túi bỏng ngô nổ bằng lò vi sóng sẽ bị phá vỡ khi nung nóng. Việc này tạo nên chất perfluoroocanoic (PFOA) có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư nhất định, trong đó có ung thư gan và tuyến tiền liệt.
Một bài viết trong “Journal of Occupational Medicine” (năm 1993) của Tiến sĩ Frank Gilliland và cộng sự đã chỉ ra rằng những công nhân nhà máy thường xuyên tiếp xúc với perfluoroocanoic có tỷ lệ tử vong do ung thư tăng.
Bỏng ngô nổ bằng lò vi sóng cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi. Bỏng ngô có chứa chất diacetyl, một hóa chất được tìm thấy trong phụ gia hương liệu được sử dụng để sản xuất bỏng ngô. Diacetyl sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng “phổi bỏng ngô”, một dạng bệnh phổi tắc nghẽn không thể đảo ngược được, gây sẹo hóa trong phổi.
8. Ngũ cốc đóng hộp
Để có được sản phẩm ngũ cốc đóng hộp như bạn thường thấy, phải tra rất nhiều công đoạn chế biến và làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng từ nguyên liệu ban đầu.
Michelle Pfennighaus, huấn luyện viên dinh dưỡng và y tế thuộcFindYourBalanceHealth.com cho hay: “Mặc dù không đường, ngũ cốc đóng hộp đơn giản là một hộp carbohydrate chế biến cao. Nó thực chất chỉ là một sản phẩm của hệ thống thực phẩm công nghiệp”.
9. Bánh gạo
Bánh gạo được biết đến là không có chất béo, không có chất xơ, rất ít vitamin và khoáng chất cũng không cung cấp bất kỳ chất dinh dưỡng nào cho cơ thể. Thành phần của bánh gạo chỉ là một carb tinh với đầy muối và hương liệu nhân tạo.
10. Hoa quả sấy
Các nhà sản xuất đã sử dụng sulfur dioxide để giúp cho các loại hoa quả sấy được bền màu và để được lâu. Chất này là thành phần chính của than đá bị đốt cháy trong các nhà máy, có khả năng gây hại cho môi trường và cơ thể con người, gây ra các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, mẩn ngứa hay suyễn…
Một chất hóa học khác cũng được tìm thấy trong một số loại hoa quả sấy là acrymalide được đánh giá là chất hóa học thần kinh độc hại. Không những vậy, một thành phần được dùng rất nhiều trong hoa quả sấy là chất tạo ngọt nếu vượt quá mức cho phép cũng sẽ tạo ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người tiêu dùng như gây bệnh tim mạch hoặc tiểu đường.
Sử dụng quá nhiều và thường xuyên các loại hoa quả sấy còn có thể gây ra bệnh ung thư. Nhất là đối với những sản phẩm hoa quả sấy không nhãn mác, người tiêu dùng sẽ rất khó để nhận biết được thành phần, mức độ nguy hiểm (nếu có) của sản phẩm.