1. Tại sao phải làm lễ cúng ông Công ông Táo
Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch là các gia đình Việt Nam đều sẽ làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Tục cúng Táo quân là nét đẹp văn hóa phong tục truyền thống của người dân đất Việt, đã được lưu truyền qua ngàn đời nay.
Theo quan niệm dân gian, ông Công là vị thần cai quản đất đai, còn Táo quân (gồm 2 ông, 1 bà) là những vị thần cai quản việc bếp núc trong nhà. Các vị thần linh này có quyền năng rất lớn, ngăn cản ma quỷ xâm phạm vào thổ cư, giúp mọi người trong gia đình được bình an, định đoạt chuyện may rủi, phước họa của gia chủ theo những việc làm đúng đạo lý của mọi người trong nhà.
Người dân ai cũng mong muốn các vị Táo quân sẽ phù hộ cho gia đình mình được nhiều may mắn nên cứ tới ngày 23 tháng Chạp là làm lễ cúng long trọng để đưa tiễn Táo quân về chầu trời.
2. 3 ngày đẹp nhất để cúng ông Táo 23 tháng Chạp năm 2017
Theo các chuyên gia tâm linh, trong tháng Chạp năm Đinh Dậu có 3 ngày tốt để cúng Táo quân, sẽ mang tới cho gia chủ nhiều điều may mắn tốt lành trong năm mới. Nếu bạn vẫn băn khoăn chưa biết năm Đinh Dậu nên cúng ông Táo ngày nào là tốt nhất thì hãy tham khảo nhé.
Theo lời giải thích của các chuyên gia nghiên cứu tâm linh, tốt nhất nên làm lễ cúng Táo quân vào ngày 22 tháng Chạp (ngày Canh Ngọ), bởi đó là lúc vừa vào tiết Lập Xuân, khí trời tươi mới, rất phù hợp để tiễn ông Táo về trời.
Ngày 20 tháng chạp
Ngày cúng ông Công ông Táo tốt thứ hai là ngày 20 tháng Chạp (ngày Mậu Thìn). Trong ngày 20 tháng Chạp, gia chủ nên làm lễ cúng tiễn Táo quân về chầu trời vào khung giờ Tị (9 – 11h) hoặc giờ Mùi (13 – 15h). Hôm đó là ngày kị tuổi với người sinh năm Tuất nên con giáp này nên tránh làm lễ cúng vào ngày 20 tháng Chạp.
Ngày 22 tháng chạp
Cúng ông Công ông Táo giờ nào chuẩn nhất? Với ngày 22 tháng Chạp, nên làm lễ cúng trong hai khung giờ là giờ Ngọ (11 – 13h) và giờ Mùi (13-15h) là tốt nhất. Tuy nhiên, riêng ngày tuổi Tý không nên làm lễ cúng tạ Táo vào ngày 22 tháng Chạp bởi đó là ngày kị tuổi với con giáp này.
Ngày 23 tháng Chạp
Ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ cúng Táo quân cổ truyền. Với ngày này, tất cả các tuổi đều có thể yên tâm làm lễ cúng ông Công ông Táo về trời mà không phải lo lắng chuyện kị tuổi.
Theo quan niệm dân gian, giờ cung tiếnTáo quân về trời đẹp nhất là giờ Ngọ (11 – 13h), tức giờ Long Mã hay còn gọi là giờ Ngọ hóa Rồng, là thời điểm mà chư Phật thần linh thụ lộc, gia chủ nhờ thế mà cũng được các vị thần linh ưu ái hơn.
Ý nghĩa Tết ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cả 3 tích truyện tuy có nhân vật hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là những nhân vật đều sống có nghĩa có tình. Người Việt xưa không bao giờ có thể chấp nhận việc đa phu, một bà hai ông.
Người ta thường chỉ trích “Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà”. Như vậy, điều mà tích truyện nhắc tới, đó không phải là cái lý, nhưng là cái tình nghĩa phu thê, sống chết cùng nhau.
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình. Phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Ngoài ra, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay Ông Trời), đây được gọi là phong tục thờ cúng ông Công, ông Táo.
Vì Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Đến trưa 30 Tết thì ông Táo lại có mặt ở hạ giới để tiếp tục công việc.