Mỗi khi nói về bệnh ung thư, điều đầu tiên mà mọi người nghĩ đến đó là không có cách nào chữa khỏi được. Tuy nhiên, đây là quan điểm không thực sự đúng ở thời đại này bởi với sự phát triển không ngừng của y học, hiện nay đã có một số bệnh ung thư có thể được chữa khỏi. Miễn là bệnh được phát hiện sớm, kết hợp với việc điều trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ được kiểm soát.
Chính vì vậy, điều quan trọng mà tất cả chúng ta cần làm đó là lắng nghe cơ thể để có thể kịp thời tìm ra bệnh trước khi quá muộn.
Chia sẻ trên trang QQ của Trung Quốc, các chuyên gia sức khỏe đã chỉ ra 3 triệu chứng bất thường cảnh báo tế bào ung thư đang phát triển rất nhanh trong cơ thể, bạn hoàn toàn có thể phát hiện ra nó nhờ vào mắt thường.
1. Bỗng dưng nổi hạch
Tế bào ung thư có một đặc điểm: Nếu bộ phận nào không còn chịu đựng được sự phát triển và sinh sản của chúng, chúng sẽ di chuyển đến bộ phận khác dọc theo mạch máu.
Trên thực tế, khi các tế bào ung thư di căn, một số bạch cầu lympho sẽ bị ảnh hưởng, từ đó tạo ra hạch.
Nổi hạch là hiện tượng xuất hiện các khối nhỏ bằng hạt đậu trên cơ thể phát triển rải rác dọc theo các khớp cổ tay, bàn tay, mắt cá chân hoặc bàn chân, nách, cổ, bẹn... Chúng thường có hình bầu dục hoặc hình tròn, thường có chất dịch bên trong, khi ấn vào các hạch sưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau.
Hạch thường nằm ở nhiều nơi như cổ, nách, bẹn… Thường ở thể chìm, chỉ khi hoạt động mạnh để chống lại bệnh tật hạch mới sưng to.
Đặc biệt, khi có hạch sau tai nổi lên, sưng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh ung thư ở vùng đầu, cổ, đặc biệt là ung thư tuyến giáp. Những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp sẽ xuất hiện hạch tăng dần kích thước theo thời gian. Ban đầu, hạch có thể di động nhưng càng về sau lại càng bám chặt ở vùng tai, khi ấn vào có cảm giác đau và rất cứng.
2. Phù bạch huyết ở chân
Mạch máu và bạch huyết là 2 "kênh" quan trọng để lưu thông máu. Nếu 1 trong 2 "kênh" này bị chặn thì máu không thể chảy tốt. Phù bạch huyết là tình trạng xảy ra khi hệ bạch huyết, đặc biệt là các hạch bạch huyết tại vùng chậu bị tổn thương, ảnh hưởng tới sự lưu thông của dịch bạch huyết xuống chân, bàn chân. Tình trạng phù bạch huyết dễ xảy ra với những người bị béo phì, ung thư.
Chính vì thế, nếu không có vấn đề nào khác mà bỗng dưng nhận thấy chân có phù nề thì cần đi kiểm tra xem cơ thể có khối u ác tính hay không.
3. Đau bất thường
Cảm giác đau là một tín hiệu phát ra khi cơ thể muốn tự bảo vệ nó. Tuy nhiên, nếu bạn không bị chấn thương mà vẫn cảm thấy đau thì nên đi kiểm tra xem liệu có có tế bào ung thư nào đang phát triển hay không vì mỗi vị trí đau lại cảnh báo một căn bệnh ung thư khác nhau.
Phải làm thế nào để có thể phòng chống lại bệnh ung thư?
Để có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư, bạn nên bắt đầu thực hiện những thay đổi trong lối sống sau đây:
- Không hút thuốc
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng thường xuyên
- Hạn chế số lượng rượu, không quá một ly mỗi ngày
- Hạn chế số lượng bạn tình
- Duy trì cân nặng lý tưởng (có thể dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI để xác định cân nặng phù hợp)
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn. Nên bổ sung hoa quả và các loại rau xanh mỗi ngày
- Luyện tập thể dục đều đặn mỗi tuần
- Hạn chế thức khuya
- Nên làm các xét nghiệm sàng lọc ung thư và tiêm vắc-xin ngừa ung thư theo khuyến cáo của bác sĩ.