Do đó, để hạn chế nguy cơ mắc phải, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây trong ăn uống:

Lựa chọn thực phẩm tươi sạch

Lựa chọn thực phẩm tươi sạch là yếu tố đầu tiên giúp bạn phòng tránh được nguy cơ gây bệnh. Tốt nhất nên chọn những thực phẩm tươi sống, thực phẩm bán tại các địa chỉ uy tín, hạn chế sử dụng những thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Lựa chọn thực phẩm tươi sạch có thể giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm (Ảnh minh họa)

Với những loại thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến, có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm đã mọc mầm, nhất là khoai tây, tỏi, hành, những thực phẩm ôi thiu để tránh bị ngộ độc thực phẩm.

Bảo quản thực phẩm an toàn, tránh ngộ độc

Nhiều người thường có thói quen mua nhiều thực phẩm về dự trữ trong tủ lạnh để ăn dần. Để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, bạn nên để vào hộp và gói thật kỹ trước khi cho vào tủ lạnh để hạn chế mùi thức ăn trong tủ và giúp bảo quản thực phẩm được tươi lâu hơn. Một số loại thực phẩm có thể sơ chế, chiên rán qua trước khi bỏ vào tủ lạnh. Ngoài ra, cần lưu ý thêm, không để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín.

Thực phẩm cần phải được bảo quản sạch sẽ và hợp vệ sinh để tránh sự xâm nhập cảu các vi khuẩn gây bệnh (Ảnh minh họa)

Bạn nên bảo quản các thực phẩm loại dễ ôi thiu ngay sau khi bạn mang về nhà, đặc biệt là các loại hải sản nếu chưa có nhu cầu sử dụng ngay với mực nhiệt độ bảo quản lạnh là 5 độ C và đông lạnh là – 18 độ C.

Cách chế biến để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm

Khi chế biến thực phẩm, bạn phải đảm bảo vệ sinh tay, vệ sinh bát đũa, dụng cụ chế biến thực phẩm sạch sẽ, vệ sinh dọn dẹp phòng bếp ngăn nắp và gọn gàng, sử dụng nguồn nước sạch. Đặc biệt, nên thực hiện “ăn chín, uống sôi”, thức ăn đều được phải được nấu chín kỹ trước khi ăn. Cụ thể như: khi nấu thịt phải chuyển sang màu nâu đỏ hoàn toàn, tuyệt đối không ăn thịt còn màu đỏ hồng. Không nên sử dụng nhiều các thực phẩm còn tái sống như nem chua, gỏi cá, gỏi hải sản, thịt chua…

Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm, sau khi nấu xong bạn cần ăn ngay. Bởi thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Giữ vệ sinh cá nhân tốt

Trước khi chế biến thực phẩm và khi ăn, bạn cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng để tránh ngộ độc thực phẩm (Ảnh minh họa)

Bạn hãy luôn tạo cho mình một thói quen vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà bông trước khi ăn, nhất là khi đi vệ sinh và sau khi vuốt ve, chạm vào thú vật. Nên rửa tay bằng nước ấm và xà phòng trước khi chế biến thức ăn và sau khi tiếp xúc với thịt, cá tươi.

Nên mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn. Nếu có vết thương ở tay cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước. Ngoài ra, không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.

Theo Gia đình Việt Nam