Đau bụng
Ảnh minh họa |
Co cứng bụng có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc thực phẩm. Chườm ấm, trà thảo dược hoặc rượu gừng có thể giúp giảm đau, nhưng tránh cà phê hoặc rượu, có thể càng gây kích ứng và dẫn đến mất nước.
Gọi cho bác sĩ nếu đau bụng không giảm trong vòng 48 giờ - nhưng nếu bị đau dữ dội đột ngột thì cần tìm trợ giúp y tế ngay.
Sốt
Khi cơ thể chống lại chất độc, bạn có thể bị sốt nhẹ. Thông thường, sốt do ngộ độc thực phẩm là sốt nhẹ. Đo nhiệt độ thường xuyên, và nếu nó vượt quá 38o3, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Chán ăn
Ảnh minh họa |
Thông thường, bạn sẽ cảm thấy chán ăn khi bị ngộ độc thực phẩm.
Tuy nhiên, nếu không thể ăn hoặc uống được gì trong quá 12 tiếng đồng hồ, kèm theo đó là các triệu chứng mất nước, chẳng hạn như đái ít, miệng khô, khát nhiều, lơ mơ và chóng mặt và/hoặc nhiệt độ trên 38o, hãy tìm ngay chăm sóc y tế vì điều này có thể báo hiệu một tình trạng nghiêm trọng hơn.
Nôn
Nôn là một trong những dấu hiệu điển hình và sớm của ngộ độc thực phẩm. Tuy gây khó chịu nhưng đây cũng là một trong những cách để cơ thể cố gắng loại bỏ chất độc. Tuy nhiên, nôn nhiều có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng, do đó, hãy uống đủ nước và gọi cho bác sĩ nếu bạn không thể đưa thức ăn và nước uống vào người trong hơn 12 tiếng đồng hồ.
Buồn nôn
Buồn nôn và lợm giọng là triệu chứng thông thường của ngộ độc thực phẩm. Nó thường kèm theo nôn hoặc muốn nôn.
Trà gừng là một phương thuốc tại nhà tốt cho buồn nôn, hoặc có thể thử các thuốc không cần đơn như Dramamine hoặc Pepto-Bismol.
Như với bất kỳ loại thuốc nào khác, trước tiên hãy hỏi bác sĩ, nếu bạn bị dị ứng, hoặc nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú.
Yếu và mệt
Ảnh minh họa |
Giống như nhiều bệnh khác, bạn có thể cảm thấy yếu và cực kỳ mệt mỏi khi bị ngộ độc thực phẩm. Mất nước và không ăn/uống được sẽ càng làm tăng cảm giác mệt mỏi, vì vậy hãy đảm bảo cho cơ thể được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mệt lả kèm theo cảm giác kiến bò ở tay, hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Đau đầu
Vì cơ thể bị mất nước, bạn có thể bị đau đầu khi ngộ độc thực phẩm. Đau đầu thường là nhẹ và có thể điều trị bằng thuốc không cần đơn, nhưng nếu cơn đau trở nên trầm trọng và kèm theo cảm giác lú lẫn, mờ mắt hoặc cứng gáy thì cần tìm trợ giúp y tế ngay.
Choáng váng
Mất nước cũng là thủ phạm gây cảm giác choáng váng chóng mặt khi bị ngộ độc thực phẩm. Hãy giữ đủ nước và hạn chế vận động, và gọi cho bác sĩ nếu tình trạng nặng hơn hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như mờ mắt hoặc yếu cơ.
Đau khớp và cơ
Ảnh minh họa |
Trong một số trường hợp, ngộ độc thực phẩm do vi-rút có thể gây ra tình trạng gọi là viêm khớp phản ứng, một dạng viêm khớp xảy ra do phản ứng với tình trạng viêm ở ruột. Các triệu chứng có thể xảy ra 2-4 tuần sau nhiễm trùng ban đầu và có thể bao gồm loét miệng, sốt và sụt cân cùng với đau khớp. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và tình trạng ô nhiễm thực phẩm ban đầu.
Tiêu chảy
Nếu bị ngộ độc thực phẩm, bạn có thể bị tiêu chảy do chất độc trong hệ tiêu hóa. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước nguy hiểm, vì vậy hãy đảm bảo giữ đủ nước bằng cách uống nước hoặc Gatorade và tìm chăm sóc y tế nếu các triệu chứng trầm trọng. Ngoài ra, hãy hỏi bác sĩ về probiotics để khôi phục vi khuẩn lành mạnh trong ruột.
Nguồn: https://tbck.vn/nhung-dau-hieu-cho-thay-ban-dang-bi-ngo-doc-thuc-pham-37642.html