1. Tự ý dùng thuốc khi mới chớm đau dạ dày

Tự ý mua thuốc khi ốm nhẹ là thói quen tai hại của đại đa số người Việt Nam.

Bệnh nhân tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán là nguyên nhân khiến việc điều trị về lâu dài không có hiệu quả, đặc biệt là với các bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh.

Nếu bạn tự ý dùng thuốc cơn đau có thể giảm ngay lúc đó nhưng bệnh dạ dày không được ngăn chặn tận gốc

Nếu bạn tự ý dùng thuốc cơn đau có thể giảm ngay lúc đó nhưng bệnh dạ dày không được ngăn chặn tận gốc.

  1. Không tuân thủ liệu trình điều trị

Bệnh lý dạ dày rất phức tạp bao gồm nhiều nhóm bệnh khác nhau nhưng hầu hết người bệnh đều hiểu đơn giản: “Tôi bị đau dạ dày”. Khi được bác sĩ chuyên khoa khám và đưa ra phác đồ điều trị đúng chuẩn, đa số người bệnh sẽ thấy cơn đau giảm dần và mất hẳn khi đơn thuốc vẫn chưa dùng hết.

Đây cũng chính là nguyên nhân mà nhóm kháng sinh diệt khuẩn trong điều trị viêm loét dạ dày có tỉ lệ kháng thuốc ngày càng tăng

Rất nhiều trường hợp người bệnh ngại hoặc quên mà ngưng sử dụng thuốc trước thời hạn bác sĩ quy định. Khi bệnh nhân không tuân thủ liệu trình điều trị sẽ gây nhờn thuốc, kháng thuốc.

Đây cũng chính là nguyên nhân mà nhóm kháng sinh diệt khuẩn trong điều trị viêm loét dạ dày có tỉ lệ kháng thuốc ngày càng tăng.

  1. Không điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt khoa học và ăn uống điều độ chiếm vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình điều trị dạ dày. Bên cạnh đó, cuộc sống với nhiều áp lực khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi là nguyên nhân hàng đầu khiến ổ viêm loét dạ dày điều trị một thời gian dài không khỏi.

Tuy nhiên nhiều bệnh nhân không nhận thức được điều này, hoặc biết nhưng không thể điều chỉnh nổi nhịp sinh hoạt vì quá bận rộn.

Để ngăn chặn bệnh dạ dày cũng như giữ sức khỏe lâu dài, bạn nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học bằng cách ngủ đủ giấc, chăm luyện tập thể dục, ăn đủ chất với nhiều rau xanh, không hút thuốc lá và sử dụng nhiều đồ uống có cồn. Riêng với bệnh nhân dạ dày nên tránh đồ ăn quá cay, quá chua, trà đặc…

Với người bệnh điều trị bệnh xong nên giữ tinh thần thư thái, tránh áp lực công việc để bệnh không tái phát.

  1. Ngộ nhận bệnh dạ dày không thể lây lan

Trong số các bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, có một phần lớn do vi khuẩn H.p (Helicobacter pylori) gây nên.

Vi khuẩn này có thể phát tán trong môi trường và nhiễm tới người bệnh qua thức ăn và nước uống.

Sự lây nhiễm có thể xảy ra khi dùng thức ăn, nước uống không sạch có chứa vi khuẩn đặc biệt là khi nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh

Rất nhiều bệnh nhân mặc định rằng bệnh dạ dày không lây. Trên thực tế, H.p có thể lây qua nước bọt, phân, dịch tiêu hóa, trong những gia đình có thói quen ăn uống chung... Sự lây nhiễm có thể xảy ra khi dùng thức ăn, nước uống không sạch có chứa vi khuẩn đặc biệt là khi nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh.

Vì vậy nếu đã điều trị dứt điểm vi khuẩn H.p mà người bệnh không ý thức được việc vệ sinh thực phẩm sinh hoạt thì nguy cơ tái nhiễm vẫn rất cao”.

  1. Tự ý điều trị theo đơn thuốc cũ khi cơn đau quay trở lại

Bệnh lý dạ dày rất dễ tái phát khi gặp các điều kiện thuận lợi như căng thẳng, mệt mỏi, giảm đề kháng hay chế độ ăn uống không hợp lý.

Khi bệnh tái phát, đa số người bệnh có thói quen ngại tái khám vì lý do thời gian và kinh tế và sử dụng lại những đơn thuốc cũ. Đây là sai lầm khiến khó chữa khỏi và có thể trầm trọng hơn.

  1. Không biết cách sử dụng nghệ vàng

Nghệ vàng là giải pháp mà nhiều bệnh nhân sử dụng, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nghệ trong hỗ trợ điều trị đau dạ dày.

Rất nhiều trường hợp bệnh nhân viêm dạ dày đã sử dụng nhiều cân bột nghệ và hàng lít mật ong trong nhiều năm, nhưng các triệu chứng bệnh chỉ giảm bớt bởi liều lượng chỉ áng chừng, không tuân theo 1 quy chuẩn nào.

Ngoài ra, tinh bột nghệ khá khó uống và có thể gây táo trên 1 số cơ địa./.

 

Theo Nhật Linh (Tổng hợp) / Gia đình Việt Nam