Chanh là loại quả quen thuộc, được sử dụng hàng ngày trong đời sống của mỗi người dân Việt Nam. Nước vắt từ quả chanh vẫn hay được dùng để pha nước chấm, giúp tăng hương vị cho món phở hay làm đậm đà thêm cho nước rau luộc. Lá chanh thái nhỏ cũng là gia vị ưa thích để ăn với thịt gà, các món ốc. Không chỉ vậy, chanh còn được dùng như thức quả giúp giải khát hay "đồng hành" cùng các chị em trong sáng chế các loại mặt nạ làm đẹp từ tự nhiên.

Chanh rất gần gũi và phổ biến, vậy nên, rất dễ dàng và tiện lợi nếu chúng ta biết tận dụng loại cây này trong chữa trị các loại bệnh. Các bộ phận của cây chanh, đặc biệt là quả chanh có rất nhiều công dụng trong trị bệnh trong đó có những triệu chứng rất hay gặp như cảm cúm, sốt, ho, nôn ọe…

Về mặt y học, hầu hết các bộ phận của quả chanh đều là những vị thuốc tốt trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.

Người ta đã biết chanh có những công dụng chữa bệnh như như giải độc cơ thể bằng cách kích thích chức năng gan thận hoạt động, tăng cường hệ thống miễn dịch và làm giảm tác động của các gốc tự do.

Tác dụng từng bộ phận của quả chanh:

Dịch quả: Tính mát, thông tiểu tiện, có tác dụng chữa bệnh tê thấp, liều dùng 30-120 g/ngày, pha thành nước uống. Nó cũng có thể dùng chữa bệnh scorbut (bệnh do thiếu vitamin C) của trẻ sơ sinh, thậm chí cả người lớn. Ngoài ra, dịch quả chanh còn làm nguyên liệu chế axit xitric thiên nhiên.

Múi: Có thể phối hợp với muối ăn dùng ngậm chữa ho, viêm họng. Sau khi gội đầu, bạn có thể vắt một ít nước chanh quả lên có tác dụng làm trơn tóc.

Lá và ngọn: Lá thường dùng làm gia vị ăn với thịt gà, ốc, nấu nước để xông trị cảm cúm. Lá và búp non chanh giã nát đắp lên rốn trẻ em chữa bí đái, đầy chướng bụng.

Rễ: Dùng chữa ho dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với rễ dâu tằm, ngày dùng 6-12 g.

Tinh dầu quả và lá: Pha nước gội đầu, làm thơm các thuốc phiến, thuộc bột hay thuốc ngậm.

Vỏ thân cây: Dùng là thuốc bổ đẵng giúp tiêu hóa, ngày uống 4-10 g dưới dạng thuốc sắc.

Hạt quả: Dùng làm thuốc tẩy giun.

bat ngo thuoc re tien chua duoc nhieu benh co san trong bep
Ảnh minh họa

Quả chanh có tác dụng điều trị những bệnh sau:

1. Khắc phục chứng ợ nóng, táo bón Chanh có tác dụng làm giảm những rắc rối thường gặp ở dạ dày như buồn nôn, ợ nóng, “tiêu diệt” những vi khuẩn gây hại. Nếu duy trì thói quen uống nước chanh đều đặn, bạn còn có thể loại trừ nguy cơ bị chứng táo bón viếng thăm. Khi bị đầy bụng, khó tiêu, muốn nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu, bạn cũng có thể uống một cốc nước chanh để cải thiện tình hình.

2. Tốt cho da Trong chanh có những chất giúp làm lành các tổn thương trên da và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Một cốc nước chanh mỗi ngày cũng giúp cho cơ thể bạn có đủ lượng vitamin C cần thiết, chất này là thành phần rất thiết yếu cho làn da, giúp da luôn tươi trẻ, mịn màng và sáng bóng.

Những đốm mụn trứng cá sau khi được điều trị thường để lại vết thâm hoặc sẹo. Bạn có thể dùng nước cốt chanh thấm lên những vết thâm ấy. Kiên trì làm trong một thời gian ngắn, bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện rõ ràng.

3. Chăm sóc răng miệng

Việc phòng tránh sâu răng hoặc những tổn thương ở vùng nướu tưởng chừng như một công việc khó khăn, nhưng trên thực tế bạn có thể dùng chanh để đạt được mục đích ấy. Không chỉ dừng lại ở đó, chanh còn có thể khử mùi hôi khó chịu trong răng miệng, đem lại cho bạn hơi thở thơm tho.

4. Trị viêm họng

Viêm họng thường do vi khuẩn gây ra, thông thường bạn sẽ được các bác sĩ cho dùng thuốc để trị bệnh. Nhưng hãy nhớ rằng, thuốc là con dao hai lưỡi và kháng sinh không phải là một ngoại lệ.

Vậy nên bạn có thể dùng nước cốt chanh, khoảng nửa quả chanh pha với chút muối và nửa cốc nước ấm, dùng để ngậm vài lần trong ngày, bạn sẽ cảm thấy tình hình được cải thiện rõ ràng.

5. Giúp giảm cân

Nếu béo phì hay thừa cân, bạn không nhất thiết áp dụng chế độ ăn quá khắt khe, dễ dẫn tới tình trạng bị thiếu chất, hạ huyết áp. Thay vào đó, bạn nên duy trì thói quen uống một cốc nước chanh mỗi ngày kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học và tập luyện đều đặn.

6. Khống chế chứng cao huyết áp

Nước chanh có khả năng làm hạ huyết áp, cải thiện chứng hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn. Điều này lý giải vì sao bệnh nhân cao huyết áp thường được các bác sĩ khuyên sử dụng nước chanh như một loại nước trái cây hữu hiệu.

bat ngo thuoc re tien chua duoc nhieu benh co san trong bep

7. Hạ sốt

Muốn nhanh chóng hạ sốt, tránh tình trạng bị rối loạn điện giải, bạn hãy uống ngay một cốc nước chanh tươi, sẽ có hiệu quả ngay tức thì.

8. Hỗ trợ chữa lành các vết thương

Axit ascorbic (hay sinh tố C, vitamin C) được tìm thấy trong chanh giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và là chất dinh dưỡng cần thiết trong việc duy trì các mô liên kết, giúp xương và sụn chắc khỏe. Vitamin C có tác dụng chống viêm, đây là dưỡng chất cần thiết trong việc duy trì sức khỏe và hồi phục các tổn thương trên cơ thể.

9. Thanh lọc cơ thể

Bắt đầu buổi sáng với một ly nước chanh nóng sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa cho cả ngày. Hơn nữa uống vào thời điểm này là rất có lợi vì chanh giúp làm sạch cơ thể, nhất là đào thải những độc tố xuất hiện trong đường tiêu hóa vào ban đêm.

10. Tăng năng lượng

Nước chanh cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng khi nó đi vào đường tiêu hóa, đồng thời giúp làm giảm cảm giác lo âu, trầm cảm. Ngay cả hương thơm của loại trái cây này cũng có tác dụng làm dịu hệ thần kinh.

Nước chanh có nhiều tác dụng với sức khỏe không có nghĩa là bạn có thể uống vô độ. Theo các chuyên gia, nếu bạn đang khỏe mạnh và trọng lượng cơ thể bình thường thì bạn nên uống nửa quả chanh pha với nước, chia hai lần mỗi ngày. Nếu thừa cân, có thể uống một cốc nước chanh (một quả chanh) mỗi ngày.

11. Trị ho lâu ngày, ho gà, mất tiếng

Các bài thuốc trị ho với chanh:

Bài 1: rễ chanh 10g, vỏ rễ dâu hoặc tầm gửi cây dâu 10g, lá trắc bá 8g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200ml nước, còn 50ml, uống trong ngày.

Bài 2: rễ chanh 12g, lá chua me đất hoa vàng 10g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, hạt mướp đắng 5g, phèn phi 2g. Sắc uống (có thể thêm đường cho dễ uống).

Bài 3: hạt chanh 10g, hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, mật gà đen 1 cái, dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày.

Nguyễn Sinh

Theo tbck.vn