Phố đi bộ Đinh Tiên Hoàng nằm ở phía Đông và Bắc của hồ Gươm, từ con phố này có thể nhìn thấy được cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, tháp Rùa, bưu điện Hà Nội,… nên rất thu hút nhiều khách du lịch qua lại. Có lẽ cũng vì thế mà hầu hết các cửa hàng ở trên phố đi bộ đa phần đều gắn biển hiệu bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau nhưng không có… tiếng Việt.

Theo quy định của Luật Quảng cáo, biển hiệu bắt buộc phải dùng tiếng Việt, trừ tên riêng, tên nhãn hiệu. Tiếng nước ngoài nếu có phải nằm bên dưới và có kích thước nhỏ bằng 3/4 chữ Việt.

Biển hiệu dùng tiếng nước ngoài không chỉ là một vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ, cơ hội kinh doanh mà còn là nét đẹp văn hóa ngôn ngữ trong mắt nhiều người.

Việc lạm dụng quá nhiều ngôn ngữ nước ngoài để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình sẽ làm mất đi ý nghĩa của con phố Đinh Tiên Hoàng gắn với các dịch vụ ẩm thực, nghệ thuật phục vụ du lịch.

 

Nhằm mục đích thu hút sự quan tâm về chất lượng dịch vụ và các sản phẩm, số lượng cửa hàng mang biển hiệu nước ngoài xuất hiện trên phố Hà Nội ngày càng lớn.

Nhằm mục đích thu hút sự quan tâm về chất lượng dịch vụ và các sản phẩm, số lượng cửa hàng mang biển hiệu nước ngoài xuất hiện trên phố Hà Nội ngày càng lớn.

Highlands Hàm Cá Mập là địa chỉ “check-in” yêu thích của các bạn trẻ và khách du lịch mỗi khi đến thăm Hà Nội với ẩm thực từ nhiều nước khác nhau.

Chữ tiếng Anh to hơn chữ tiếng Việt, chữ tiếng Việt được cách tân theo phong cách nước ngoài là bố cục đa phần của các biển hiệu cửa hàng trên tuyến phố đi bộ này.

 

Thay vì sử dụng biển chào đón bằng tiếng Việt, phụ đề tiếng Anh thì một nhà hàng chỉ dùng ngôn ngữ tiếng Anh dành cho khách hàng.

Thay vì sử dụng biển chào đón bằng tiếng Việt, phụ đề tiếng Anh thì một nhà hàng chỉ dùng ngôn ngữ tiếng Anh dành cho khách hàng.

Chữ tiếng Anh to hơn chữ tiếng Việt, chữ tiếng Việt được cách tân theo phong cách nước ngoài là bố cục đa phần của các biển hiệu cửa hàng trên tuyến phố đi bộ này.

Chữ tiếng Anh to hơn chữ tiếng Việt, chữ tiếng Việt được cách tân theo phong
cách nước ngoài là bố cục đa phần của các biển hiệu cửa hàng trên phố đi bộ.

Có rất nhiều cửa hàng sử dụng tên biển hiệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp mà không có chữ tiếng Việt ở trên.

Nắm bắt tâm lý, nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách giúp cho chúng ta đạt được lợi ích kinh tế cao hơn nhưng thiết nghĩ, việc phát triển kinh tế phải gắn liền với việc gìn giữ ý nghĩa ngôn ngữ tiếng Việt, phục vụ khách nước ngoài song hành với khách du lịch  trong nước.

Theo Nguyễn Liên/Đô Thị Mới