luật quảng cáo

Thông tin, sự kiện, hình ảnh, video mới nhất về luật quảng cáo, cập nhật vào ngày: 05/11/2024

Giống như các TPCN khác, nhóm TPCN hỗ trợ các bệnh lý về xương khớp cũng “tung hoành” trên thị trường bao lâu nay với những quảng cáo được thổi phồng lên, bủa vây người tiêu dùng theo cách gọi là “thần dược”.

Dù đã bị cấm, không ít các đơn vị bán sản phẩm như Rich Slim, Slimherbal... vẫn dùng hình ảnh bác sĩ, chuyên gia, thư cảm ơn, phản hồi của khách hàng để quảng cáo các sản phẩm viên uống giảm cân.

Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa thể thao và du lịch (Bộ VHTTDL) vừa có văn bản số 338/VHCS-QCTT về việc Kiểm soát, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Cục An toàn Thực phẩm (ATTP) cho biết, chưa cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và giấy xác nhận quảng cáo cho công ty Abbott Nutrition Việt Nam đối với sản phẩm Glucerna.

Dù Gel rửa tay khô On1 không được cơ quan chức năng công nhận "khả năng diệt khuẩn", Công ty Lix liên vẫn "tung ra" phiếu kiểm nghiệm và cho rằng báo chí khiến người tiêu dùng hoang mang về sản phẩm gel rửa tay On1.

Thay vì lấy mẫu sữa đi xét nghiệm, Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A Việt Nam lại đổ lỗi cho khách hàng, đồng thời gửi văn bản lên Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho rằng khách hàng đang "ăn vạ".

Trong quá trình quảng cáo sản phẩm, Abbott tại Việt Nam "nổ" sản phẩm Glucerna của hãng là nhãn hiệu dinh dưỡng cho người đái tháo đường số 1 thị trường hiện nay. Liệu rằng hành vi này có vi phạm Luật Quảng cáo?

Phố Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) đang tràn lan biển hiệu bằng tiếng nước ngoài, thậm chí hoàn toàn không có chữ tiếng Việt, bất chấp những quy định của Luật Quảng cáo.

Mới đây, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Công văn số 228/SVHTT-QLVH về kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn.

Thời gian gần đây, chúng tôi liên tục nhận được những thông tin phản ánh liên quan đến việc các doanh nghiệp “ngang nhiên” vi phạm Luật quảng cáo, tự nhận mình là “số 1” khi chưa có tài liệu hợp pháp chứng minh, khiến người tiêu dùng hoài nghi về chất lượng thực sự của những sản phẩm này…

Với lời giới thiệu “Osaka: Ghế massage Nhật Bản tốt nhất thế giới”, "phân phối ghế massage hàng đầu tại Việt Nam"... nhưng toàn bộ thông tin hình ảnh phía dưới lại là sản phẩm mang tên Okasa, điều này đang khiến nhiều người tiêu dùng cảm thấy khó hiểu, hoài nghi về nguồn gốc cũng như chất lượng thực sự của những sản phẩm thuộc thương hiệu Okasa này.

Trưng bày sản phẩm để bán, nhưng nhiều mặt hàng chưa chưa tính VAT, khách hàng muốn lấy hóa đơn đỏ phải chịu thêm phí 10%. Đây là những gì đang diễn ra tại Nhật Cường Mobile, vậy hình thức kinh doanh này có đang khiến cho khách hàng hiểu nhầm?

Bỏ ra tiền tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng để đầu tư, xin cấp phép xây dựng các công trình quảng cáo ngoài trời, nhưng không hiểu lý do vì sao, Hà Nội “bỗng nhiên” đề xuất đòi thu hồi toàn bộ các biển quảng cáo này để tổ chức đấu thầu lại. Việc làm “tréo ngoe” này đang có nguy cơ khiến cho hàng trăm doanh nghiệp rơi vào cảnh khốn đốn, nợ nần chồng chất phải làm đơn kêu cứu đến các ngành chức năng.

Ngày 6/5, Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội ra quyết định xử phạt công ty Trần Anh 40 triệu đồng vì hành vi quảng cáo có nội dung trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, thuần phong, mỹ tục.